LỊCH SỬ 60 NĂM BANG GIAO GIỮA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ OOMOTO GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT HỌC GIẢ NGƯỜI NHẬT BẢN (1935-1995)
Cập nhật 2017-08-26 00:44:12
Nguyên tác Nhật ngữ: Yoshida Furuta.
Chuyển dịch sang Anh ngữ: Callum.
Chuyển dịch Việt ngữ: Lễ Sanh Ngọc Duyên Thanh.
Lời người dịch:
*Nói về Oomoto: Tài liệu nầy do ông Yoshida Futura viết vào năm 1997 bằng Nhật ngữ (nên chỉ nói đến Đạo Cao Đài cho đến năm 1995) được đăng trong tạp chí Tôn giáo lớn ở Nhật trong những ngày gần đây. Giáo Hữu Thượng Cảnh Thanh có duyên may tìm được tài liệu bằng Anh ngữ nầy trong tạp chí nói trên, và càng may mắn hơn đúng dịp Vị Nữ giáo chủ Oomoto giáo viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh vào Lễ HYDT năm 2015, nhân kỷ niệm 80 năm ngày bang giao giữa Cao Đài và Oomoto.
Bài nầy rất quan trọng giúp độc giả hiểu được mối bang giao giữa Cao Đài và Oomoto trong 60 năm (1935-1995) như thế nào và tại sao Oomoto rất trọng nể và luôn muốn bang giao với Cao Đài. Do đó, Dịch giả xin dịch ra Việt ngữ để cống hiến quí đồng đạo hiểu tính cách quan trọng của mối bang giao giữa Oomoto và Đạo Cao Đài trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
* Xin độc giả phân biệt: Oomoto về phương diện tôn giáo gọi là Oomoto giáo, lãnh đạo bởi Vị Giáo chủ truyền thống là Nữ, dòng họ Deguchi, nối tiếp nhau theo thể thức truyền ngôi. Oomoto về phương diện hoạt động hành chánh, giao tế, xã hội, được gọi là Nhân Loại Ái Thiện hội (Universal Love and Brotherhood Association), được Lãnh đạo bởi một Vị Chủ tịch bắt buộc phải là Nam giới có dòng họ Deguchi hay không . Vị Nữ Giáo chủ chỉ Lãnh đạo tinh thần, chủ trì các buổi nghi lễ của Đạo, Vị Chủ Tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội lãnh đạo về thế đạo. Thường người ta hay viết Chủ tịch Oomoto (President of Oomoto) và đã được dịch sai là Giáo chủ Oomoto, thật ra đó là Chủ tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội, vì vị nầy là Nam giới.
Trong 80 năm qua, Oomoto gởi người sang liên lạc Đạo Cao Đài chỉ do sự hướng dẫn của Chủ tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội hoặc Đại diện, mà ngườii ta lầm lẫn là Giáo chủ. Chỉ có trong Lễ HYDT năm 2015, lần đầu tiên vị Nữ Giáo chủ Oomoto giáo thăm viếng TTTN. Đây là một biến cố quan trọng và là bước ngoặc lịch sử trong sự bang giao giữa Cao Đài và Oomoto. Biết đâu Thiêng liêng sắp đặt để một chuổi sự kiện tiếp nối sẽ đến như Ơn trên đã báo trước.
* Nói về tác giả: Tác giả là Yoshida Futura. Ông tên thật là Futura Teruaki. Ông có đến TTTN 2 lần. Lần thứ nhứt ông đến cùng với ông Nakanishi, một thương gia ở Nara có doanh vụ ở Đông Nam Á. Ông đến TTTN gặp Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức , và trao tặng quỹ Cứu trợ và Thiện chí để tái thiết Cao Đài. Ông thăm viếng nhiều cơ sở trong Thánh địa, trao đổi ý kiến với các Vị Chức sắc có phận sự, và được Ngài HP Trương Hữu Đức tặng một binh cẩn vỏ sò, tượng trưng cho Hạnh Phúc và Thiện chí. Vào tháng 9 năm 1974 (14 tháng 8 năm Giáp Dần) ông trở qua TTTN để dự Lễ HYDT cùng với 2 người nữa là Quý ông Hase Gawa Hikiro, kỷ sư trưởng Phái đoàn nông nghiệp và ông Hase Gawa Tatsuo Trưởng Ban Biên tập tờ Nhân Ái Tân văn của Cơ quan Nhân Loại Ái Thiện Hội. Phái đoàn đã được Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tiếp xúc và dẫn đi thăm viếng nhiều cơ sở Đạo trong Thánh địa. Phái đoàn đã tặng cho Cao Đài 2 máy cày, một máy quay phim 8 ly, nhiều dụng cụ trường học và quỹ Cứu trợ và Thiện chí. Quan trọng là 2 tháng sau đó, vào tháng 11 năm 1974, một Thỏa hiệp Thân hữu và Tương trợ (Agreement of Friendship and Assistance) đã được hình thành, nhưng chưa được phê chuẩn thì biến cố năm 1975 xảy ra.
* Nói về Nội dung bài viết. Chúng tôi dịch bài nầy không bỏ sót chi tiết nào vì nhiều lý do:
- Đây là giai đoạn lịch sử về bang giao giữa Cao Đài và Oomoto (1935 - 1995) mà quý đồng đạo cần phải biết, nhất là nhân dịp Vị Nữ Giáo chủ Oomoto giáo đến viếng TTTN nhân dịp lễ HYDT năm 2015
- Để biết tại sao Oomoto nhiệt tâm và hơn 10 lần quyết lòng tìm đến Cao Đài và 4 lần mời Hội Thánh Cao Đài TTTN dự Đại lễ ở Thánh Địa của Oomoto, mà theo nhiều tài liệu thì một Đấng Thiêng Liêng ở núi Phú sĩ đã mặc khải là Oomoto có sứ mạng truyền bá Đạo Cao Đài.
- Để ghi lại Thỏa hiệp 6 điểm giữa Oomoto và Cao Đài năm 1974, nhưng chưa được phê chuẩn thì biến cố đau thương của đất nước xảy ra. Biết đâu sau khi Hội Thánh Cao Đài và Giáo Hội Oomoto bang giao như vừa qua, thì Thỏa hiệp nầy sẽ được bàn thảo sâu rộng hơn.
* Xin lưu ý: Chúng tôi dịch không bỏ đoạn nào dù có đoạn mọi người đều biết và có đoạn tác giả viết không đúng, hoặc viết dong dài, nhưng chúng tôi không bỏ ra hay phẩm bình, vì đó là quan niệm riêng của tác giả phải được tôn trọng (Chúng tôi đặt dấu (???) khi không đồng ý hoặc thắc mắc để độc giả nghiên cứu lại).
Chúng tôi cũng để quý đồng đạo biết được trình độ người ngoại quốc hiểu Đạo Cao Đài như thế nào, và họ đã viết không đúng như thế nào, để quý đồng đạo không thờ ơ, hoặc tin tưởng họ hiểu biết uyên thâm, mà không quan tâm những chỗ viết sai của họ. Việc nầy rất nguy hiểm vì sách của người ngoại quốc viết về Đạo Cao Đài sẽ được phổ biến khắp nơi và đã được dùng làm tài liệu nghiên cứu. Cụ thể là bài viết nầy của Yoshida Futura đã được dịch Anh ngữ và đã được đặng trong Tạp chí Tôn giáo lớn ở Nhật . Các nhà nghiên cứu ngoại quốc viết sách hoặc viết luận án Tiến sĩ thường không hiểu tường tận Đạo Cao Đài, hoặc hiểu theo cách giải thích của một cơ chế nào đó, hoặc theo xu hướng chủ quan nào đó. Điển hình là Luận án Tiến sĩ của Victor Oliver (Caodai spiritism: A study of religion in Vietnamese society) rất được nhiều nhà nghiên cứu tìm đọc, lại được viết theo quan điểm một chi phái, hoặc Luận án Tiến sĩ của Trần Thu Dung (Le Caodaisme et Victor Hugo) đả châm biếm và viết sai lạc về vai trò thiêng liêng của Đức Nguyệt Tâm chơn nhân. Và nhiều nữa.
* Chúng tôi đề nghị: Sở dĩ các nhà nghiên cứu ngoại quốc hiểu sai về Đạo Cao Đài hoặc viết theo quan điểm của một cơ chế nào đó vì họ rất ngở ngàng lạc lõng khi muốn nghiên cứu Đạo Cao Đài mà không có tài liệu và người chỉ dẫn, phải quờ quạng đi trong đêm tối, lại không ai dẫn đường đi ra, nên thấy ánh sáng hướng nào thì cứ mò mẫm theo hướng đó.
Do đó, theo chúng tôi, phải có một trụ sở để thiết lập một Văn khố Cao Đài, và một Ban Đạo sử để thu góp các kinh sách Đạo phải sớm hoàn thành để Toàn đạo (không phân biệt chi phái nào) đến đó nghiên cứu học hỏi và đối chiếu để tìm cái chung của Đạo Cao Đài chớ không phải cái riêng của từng chi phái, mà đi đến xóa đi sự phân chia chi phái. Sau cùng cũng để những người ngoại quốc và những người muốn tìm hiểu Đạo Cao Đài đến đó tra cứu, học hỏi với sự góp ý của các nhà am tường về giáo lý Cao Đài, chớ không để họ mò mẫm lạng quạng như hiện nay.
Kính bút .
Dịch giả cẩn từ ( 10/10/16).
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sự giao hảo giữa Oomoto Nhân Loại Ái Thiện Hội và Đạo Cao Đài Việt Nam được bắt đầu từ năm 1935. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau cuộc hợp tác đó, Biến cố lần thứ 2 của Oomoto làm gián đoạn sự giao hảo nầy 10 năm. Việc đó cũng do vì Việt Nam giành được độc lập từ là thuộc địa của Pháp, nên xảy ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt khởi sự ở Việt Nam sau khi Thế chiến thứ I kết thúc vào năm 1945, và do vậy Việt Nam trải qua thời kỳ xáo trộn của chiến tranh.
Hơn nữa, Chánh thể Nam Việt Nam được thành lập do sự phân chia Việt Nam. Cuộc hợp tác giữa 2 Tôn giáo bị gián đoạn cho tới khi chế độ Xã hội chủ nghĩa được thiết lập, Việt Nam được thống nhất và chấm dứt cuộc xung đột, trong gần nữa thế kỷ chiến tranh lạnh. Gần đây nền kinh tế Việt Nam đã tiến bộ đáng kể. Sự thi hành chánh sách Đổi mới (Open policy) cũng tạo ra dấu hiệu giao tiếp và tiến bộ
Trong khi các tôn giáo trong tình trạng bạo động như thế nào đó ở Châu Á, tài liệu nầy căn cứ vào 60 năm bang giao giữa Oomoto giáo và Tôn giáo Việt Nam(1935-1995), đó là Đạo Cao Đài và Giáo lý phổ thông của các tôn giáo ở Á châu.
*- Tình trạng các Tôn giáo ở Việt Nam.
Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam có vị trí ở vùng Đông Á. Chạy dọc theo bờ biển phía Đông của Bán đảo Đông Dương, Việt Nam có hình dạng chử S dài 1650 km, giáp giới Trung Hoa và Cambodia. Diện tích Việt Nam độ chừng bằng của nước Nhật Bản trừ Kyushu. Dân số độ 74 triệu người gồm Dân tộc Kinh (người Việt Nam 90%), Khmer, người Hoa và nhiều giống dân khác, tổng cộng độ 50 dân tộc là Việt Nam. Vì vậy Việt Nam là một nước có đa chủng tộc.
Dù Việt Nam là nước Xã Hội chủ nghĩa, 80% dân số có đức tin nơi Đạo Phật. Có rất nhiều Chùa ở thành phố và làng mạc. Chúng ta có thể nhìn thấy những vị cao niên sùng đạo cầu nguyện ở các Chùa. Đồng thời chúng ta cũng có thể thấy một số Đền thờ Đạo Lão và Đạo Khổng có gốc tích từ Trung Hoa. Dường như các tôn giáo nầy có đức tin pha trộn nhau.
Tuy nhiên có một điểm khác biệt với Nhật bản, đó là có hơn 10% dân số có đức tin nơi Đạo Thiên Chúa ảnh hưởng nầy rất mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam. Không còn nghi ngờ ảnh hưởng của Pháp vào đức tin của người Việt Nam. Tuy nhiên Đạo Thiên Chúa đã được truyền bá ở Việt nam từ lâu rồi. Đã có nhiều làng của người có Đạo Thiên Chúa từ thế lỷ 17.
* - Sự giao hảo với Đạo Cao Đài.
Ông HIDEMARU DEGUCHI Chủ tịch Ban Chấp hành Nhân Loại Ái Thiện Hội, đã chỉ thị cho Ông KAKEHI , Đặc phái viên ở Đông Nam Á, như sau: “Nếu Ông thực hiện được một số tiến triển trong việc truyền giáo ở Thái lan, thì tiếp đó hãy qua Đông Pháp (Việt Nam), thăm viếng cấp lãnh đạo Cao Đài ở Tây Ninh, và tạo ra sự hợp tác với Họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, xin vui lòng hoàn thành sứ mạng và trở về đây trong năm 1934”.
Trước khi Phái đoàn KAKEHI khởi hành, ông đã nói với các bạn bè những lời mặc khải do từ Đấng Thánh Sư (Saint Teacher), như sau: “Ngay nếu có những việc gì xảy ra khi Ta không có ở đây, Con đừng lo lắng. Người đã sửa soạn tất cả. Ta chỉ cần Con phải biết “, rồi Ngài bỏ đi”.
Trong thời gian đó, tất cả đoàn viên đã có ý chí mạnh mẽ về trách nhiệm về đức tin và nhiệm vụ . Phái đoàn KAKEHI đã được chỉ thị phải hoàn thành 3 nhiệm vụ:
- Thiết lập Ban lãnh đạo Oomoto ở Thái Lan.
- Thăm viếng Đạo Cao Đài và hợp tác với họ .
- Đối với Quốc gia và cộng đồng xã hội, hãy thực hiện truyền bá giáo lý một cách tốt nhất
Phái đoàn lưu trú ở Thái Lan trong 10 tháng. Một Ban Lãnh đạo nhỏ được hình thành ở thủ đô Vọng Các (Bangkok), với sự hợp tác của Người Nhật, Người Thái và người Hoa, và nhiều thành viên của các quốc gia và dân tộc khác. Rồi Phái đoàn rời Bangkok đi Saigòn vào mùa Thu năm 1935. Nhờ sự hướng dẫn của Chủ Tịch cộng đồng người Nhật ở Đông Pháp (French Indochina), Phái đoàn viếng thăm Thánh địa Tây Ninh, phía Tây bắc Sài gòn 100 km.
“Thành phố nầy hầu hết nhà lợp bằng tranh, và tóc của người dân địa phương đen và dài phủ lên vai giống như dân Ayabe. Tôi nhiều lần mở và nhắm mắt để chắc chắn rằng đây không phải người dân Ayabe ở Tanba. Đền thờ chánh có chiều cao nhiều mét và có nền rộng. Mặt tiền là hình ảnh Thượng Đế Cao Đài với Một Mắt. Tôi nghĩ rằng Đạo Cao Đài được ảnh hưởng bởi lịch sử tâm linh thế giới, và tôi ngạc nhiên vỉ Thượng đế chỉ có Một Mắt… Rồi tôi gặp các Nhà lảnh đạo và chức sắc Cao Đài và trao đổi danh thiếp. Họ nói từ lâu họ biết rất nhiều Oomoto một cách rõ ràng. Dường như Thượng Đế đã tiên tri sự hiện hữu của Oomoto”.
*- Thượng Đế với Một Mắt.
Tôi không thể diễn tả câu chuyện thần tiên của Nhật Bản. Nhưng đoạn vừa rồi tôi có thể diễn tả được. Con mắt trên không gian thể hiện Một Mắt rực rỡ như quả cầu trên mặt đất và úp trên một nền cao nhất của Đền thờ hùng vĩ Cao Đài. Mắt nầy cũng được cầu nguyện ở những nơi khác và ở nhà của các Tín đồ. Dầu chúng tôi không chắc rằng Mắt Cao Đài cũng giống như hay phỏng theo của Oomoto, giáo lý căn bản của Cao Đài là “một nguyên lý cho tất cả tôn giáo” cũng tương tự như nguyên lý của Oomoto giao về “cùng cội nguồn cho tất cả tôn giáo”. Có thể có vài điểm chung giữa Đạo Cao Đài và Oomoto giáo , do đó có cùng một Thượng Đế được cầu nguyện.
Những tài liệu hợp tác kể cả sự thỏa hiệp giữa Oomoto và Cao Đài , văn hóa và lối sống của 2 bên. Trước khi rời Sài gòn vào tháng 12 năm 1935, Phái đoàn biết Biến cố thứ 2 của Oomoto đã xảy ra (Ghi chú : Chánh quyền Nhật Bản đang thi hành lần thứ 2 chánh sách tiêu diệt Oomoto) . Phái đoàn đổ bộ ở Cảng Kobe, nhưng đồng thời tất cả tài liệu và phúc trình đã bị Cảnh sát tịch thu. Dầu một số tài liệu đã được Hải quan Kobe trả lại, nhưng sau đó chúng bị thiêu hủy vì chiến tranh.
Chúng tôi không có tiến triển nào về việc tìm các bảng phúc trình về sự hợp tác với Cao Đài trong lúc nầy. Văn kiện nầy do cuộc phỏng vấn Cao Đài, của tạp chí “Flowers of tree”, Quyển Tháng 12 trong Showa 25 (1937)( Ghi chú : rất đáng tiếc).
*- Xây dựng Đạo Cao Đài.
Cao Đài là một tôn giáo bản địa thiết lập bởi Ngô Minh Chiêu năm 1926 (???). Ban lảnh đạo đặt tại tỉnh Tây ninh, tây bắc Sàigòn. Có nhiều tín đồ là giới nông dân ngay từ khi thành lập. Có khoảng 2 triệu tín đồ Cao Đài ở Việt Nam. Cao Đài có nghĩa là Đền thờ Tối Cao Thượng Đế trong Vũ trụ, và cũng là danh xưng của Thượng Đế. Con mắt vĩ đại được gọi là Mắt vũ trụ đang chiếu sáng (Eye of Sky in shrine) là biểu tượng của Thượng Đế. Những người sáng lập đã nhận mặc khải Thiêng liêng gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Để cứu nhân loại, Thượng Đế Tối cao (Đức Chí Tôn) đã đến thế gian trong 3 lần bằng cách gởi các Đấng Cứu thế (Messiah):
- Thời kỳ thứ nhứt, có Thánh Moses ở phía Tây và Sakya (Thích ca ???) ở phía đông. Đặc điểm của thời kỳ nầy là các Thánh kinh gọi là Vedas (Vệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư) và Ten forbiddances of Mount Sinai (Mười điều răn ở núi Sinai), và một một tôn giáo Ấn độ gọi là Bhrama (Bà la môn), và xuất hiện một Tôn giáo là Judea (Du già - Do Thái giáo).
- Thời kỳ thứ 2 : Có Chúa Cứu thế Jesus Christ ở Tây Phương, Khổng Tử, Lão Tử, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, và Zoroaster (?) ở Đông phương.
- Thời kỳ thứ 3 : là sự xuất hiện của Cao Đài , thời kỳ nầy có đặc điểm là cứu nhân loại. Con người đang tìm đến một tôn giáo khả dĩ có thể trực tiếp dung hòa các tôn giáo đông tây trong thời gian nầy. Người ta nghĩ rằng có một tôn giáo ở Đông hay Tây sẽ làm nhiệm vụ đó. Thật là bất ngờ khi Thượng Đế xuất hiện vào năm 1920 đầu thế kỷ 20 đã tạo dựng Đạo Cao Đài,
Đặc điểm của Đạo Cao Đài là :
-
Quan niệm hợp nhất 3 Tôn giáo Khổng, Phật , Lão và Thiên Chúa giáo
-
Được Thượng Đế gởi đến, những người sáng lập tái sanh thành những Đấng Cứu thế trong nhiều thời kỳ.
Những tín đồ Cao Đài chủ trương “một nguyên lý cho mọi tôn giáo” trong hoàn vũ, trong khi Oomoto chủ trương “một cội nguồn cho tất cả tôn giáo” ở Đông Á. Chủ trương nầy có nghĩa là tất cả tôn giáo đều binh đẳng và bao gồm tất cả thể loại của các tôn giáo. Có 3 màu Đỏ, Xanh, và Vàng trên Cờ Đạo Cao Đài Có nghĩa là sự hợp nhất Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo. Cũng có vài nghi lễ Thiên chúa giáo trong thờ cúng Cao Đài. Quả là Đạo Cao Đài cần dung hợp tất cả tôn giáo trên thế giới.
Mục tiêu của Đạo Cao Đài là dạy nhân loại và giúp nhân loại ra khỏi luân hồi sanh tử (cycle of birth and death), và dẫn họ trực tiếp thực hành điều tốt và điều thật. Cao Đài cũng nhận nhiệm vụ tạo thế giới hòa bình. Đạo Cao Đài hy vọng thế giới sẽ là nơi không có chiến tranh mà chỉ có hạnh phúc và lạc thú, con người tràn đầy sự thương yêu. Sau cùng, thế giới sẽ là một.
*- Lịch sử Đạo Cao Đài.
Ngô Văn Chiêu (hay Ngô Minh Chiêu, 1873-1932), sống ở quận Bình Tây, Tỉnh Chợ lớn, trở thành một viên chức nhà nước trong một cuộc lễ ở Tỉnh Tân An năm 1920. Vào ngày 1/1/1921, ông sống theo lối khổ hạnh và thực hành Thiền ở Đảo phú Quốc và trở thành Đệ tử đầu tiên của Đấng Cao Đài. Ông đã thấy Thiên Nhãn vào ngày 20/4/1921. Sau đó, Thiên Nhãn trở thành biểu tượng của Đạo Cao Đài. Ông rời Đảo Phú Quốc vào Sàigòn và tiếp tục công việc Thiền định vào ngày 29/7/1924. Một trong những môn đệ của ông là Re Ban Chun (Lê văn Trung???) và nhiều môn đệ khác của ông lập ra Bản Tuyên ngôn Sáng lập (???)(Declaration of Establishment) vào ngày 7/10/1924, thường được gọi là Paper of Establishment - Tờ Khai Đạo). Từ đây Đạo Cao Đài được chánh thức thành lập.
Tòa Thánh (Holy Office) đã được chuyển về Làng Long Thành trong Tỉnh Tây Ninh vào tháng 11/1926, và một kiến trúc vĩ đại được xây cất vào năm 1931, tức Đền Thánh (Holy Temple). Kiến trúc nầy sau trở thành Đền Thánh (Holy Temple). Kiến trúc hùng vĩ đó được hoàn thanh năm 1955.
Sau thời kỳ nầy, Thiên Nhãn của Cao Đài Tây Ninh tiếp tục phát triển. Họ thiết lập nhiều Đền Thánh ở các Tỉnh phía Nam như ở Bến Tre. Thánh Thất (Holy rooms), Thánh Tịnh (Holy pure), Đền Thờ(Temples), được xây dựng từ thành phố đến làng xã. Mỗi Trụ sở đạo (Holy Office) được đặt dưới sự quản lý của Thánh Thất ở Thành phố hay làng xã. (???)
Đạo Cao Đài khởi đầu nhiệm vụ truyền bá ở các Tỉnh miền Trung Việt Nam và ra đến các Tỉnh miền Bắc vào giữa năm 1930. Có nhiều Thánh Thất (Holy rooms) ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Hà Tây.
Trong khi tiếp tục công cuộc truyền bá trong nước (Nam, Trung, Bắc Việt nam), Đạo Cao Đài cũng tiếp tục nhiệm vụ của minh ở hải ngoại. Đặc biệt, Đạo Cao Đài thiết lập nhiều Thánh Thất (Holy rooms) ở các Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.
Trong nước Việt nam, tín đồ Cao Đài vẫn gia tăng sau năm 1975. Sau nhiều cuộc chiến tranh, Họ hoạch định trùng tu các Thánh Thất và các Thánh Tịnh (holy pure). Cộng đồng người Tín đồ Cao Đài, là một trong những Cộng đồng Việt Nam và cũng là công dân, đã có tinh thần nhiệm vụ cao. Là những người thuần đạo, Họ cũng theo đuổi và thực hành nhiệm vụ và trách nhiệm thiêng liêng (holy duty and responsibility).
*- Đời sống tinh thần của những Tín đồ Cao Đài.
Những Tín đồ thực hành việc tu niệm tại nhà được gọi là tu tại gia (lay man). Họ không phải chỉ hoàn thành nhiệm vụ gia đinh, xã hội và quốc gia, mà cũng thực hành các giáo điều tùy nơi địa phương và tuổi tác. Những người Tín đồ đến Thánh Thất (Holy rooms) hay Thánh Tịnh (Holy Pure) gần nhà và lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu những giáo huấn của Đức Cao Đài , và thực hiện việc tốt của Ngài. Những ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch, là những ngày Cúng lễ chinh thức. Vào những ngày nầy, đại đa số Tín đồ tựu hợp , hay là đến Đền Thánh (Holy Temple) và cầu nguyện. Cũng là dịp tốt cho những người muốn trở thành Tín đồ.
Những Tín đồ đến Thánh Thất (Holy rooms) và Thánh Tịnh (Holy pure) cầu nguyện cho khỏi bịnh, và cầu nguyện cho sự giải thoát của linh hồn khi chết.. Cũng có nhiều người đến xin làm lễ Rửa tội (baptized) hay lễ cưới ở Thánh Thất (Holy rooms). Họ tin tưởng rằng trẻ con được rửa tội hay đôi vợ chồng làm lễ cưới ở đó, sẽ được Thượng Đế phù hộ. Những Tín đồ được khuyên bảo ăn chay. Nếu họ không dùng thực phẩm chay ít nhất 10 ngày một tháng, Đức Cao Đài sẽ không bảo đảm linh hồn họ được giải thoát khi họ chết.
Những Tín đồ đọc Thánh Kinh và thực hành Thiền vào lúc cúng Lễ Đức Cao Đài, vào một thời điểm nhứt định, 4 lần một ngày. Những thời cúng là 11 pm, 5 am, 11am, 5pm. Khi họ bái lễ, họ mặc Áo dài trắng và quần dài trắng. Nói rõ hơn, đàn ông đội khăn đóng đen, đàn bà đội khăn trắng. Họ cúng lễ với nhang, trái cây, rượu, trà hay nước. (Khổng, Phật, Lão)
Phương thức tu hành theo căn bản của 3 Tôn giáo. Đời sống Gia đinh, Xã hội, và quốc gia tuân theo đường lối Khổng giáo. Còn phương thức tu niệm hay giải thoát theo Thượng đế có nền tảng cùng lúc Phật và Lão giáo.
Bên cạnh 3 điểm chung với 3 Tôn giáo, Đạo Cao Đài có nhựng đặc tinh riêng biệt. Tuy nhiên Đạo Cao Đài gọi phương thức giải thoát của riêng họ là “new method” (Tân luật?), để phân biệt những phương thức của các tôn giáo trong thời kỳ thứ 1 và thừ 2. Tín đồ Cao Đài đã được dạy rằng họ phải truyền bá giáo lý Thương yêu từ gia đinh, và chủng tộc, cho đến khi tư tưởng Thương yêu của nhân loại là tư tưởng căn bản.” Yêu núi non và yêu nhân loại hòa hợp nhau, và ý nghĩa sự hiện hữu của sông núi và nhân loại đều có cùng một nguồn gốc” (Theo Thánh giáo Cao Đài). Như vậy, tại sao Tín đồ Cao Đài sinh hoạt không vì quyền lợi mình mà vì của người khác. “Hãy giúp đở mọi người, khi ngươi nhìn thế giới bên ngoài, nâng cao đức hạnh khi ngươi nhìn bên trong tấm lòng. Sinh hoạt cho có đức hạnh, sinh hoạt cho công chúng. Cầu nguyện cho phúc lợi của mọi người và kiến tạo thế giới hòa bình và hài hòa. Và đời sống của ngươi, ngươi rất xứng đáng” (Thánh giáo)
*- Nhận định về cuộc sống Cao Đài.
Cao Đài quan niệm thế gian là nơi huấn luyện và là nơi trắc nghiệm của sự tiến hóa (evolution). Muốn vượt qua trắc nghiệm, con người phải được huấn luyện. Sau khi vượt qua cuộc trắc nghiệm, họ được tiến hóa và thăng cấp cao hơn. Nói khác, có thể thăng cấp lên lãnh vực của Thượng Đế từ lãnh vực binh thường của con người. Nếu chúng ta nghĩ rằng những trắc nghiệm, những khảo đảo (adversities) là sự huấn luyện con người, chúng ta có thể nói rằng thế gian là nơi giúp đở con người tiến hóa. Những khó khăn từ thế giới bên ngoài (outer world) và ở bên trong tấm lòng (inner heart) là để huấn luyện con người, làm con người trở nên có giá trị Thượng Đế.
Ngay đến những sự đau khổ không tha thứ được, nó cũng có giá trị cho thế giới. Vì sao? Vì có sự đau khổ làm cho thế giới thành một nơi trắc nghiệm cho sự tiến hóa của nhân loại. Như vậy, Tín đồ phải đối mặt cả 2 phía, phía trên và phía dưới một cách ổn định, chấp nhận đời sống của chinh họ, và tìm kiếm hướng đi của chính họ cho cuộc sống. Đó là cuộc tranh đấu chống sự yếu đuối . Nếu bạn thắng sự yếu đuối, bạn thắng chính bạn vậy.
Từ cái nhìn đó của đời sống, Tín đồ Cao Đài tin tưởng rằng con người được sanh ra trên thế gian không phải ngẫu nhiên, Con người không chịu đựng cái gì mà không có lý do. Sanh ra là con người, nếu bạn chịu đựng đau khổ, bạn phải làm những điều tốt nhất để xóa hết đau khổ đó.
Như vậy, con người phải hoàn thành nhiệm vụ là con người. Nhiệm vụ nầy là không chỉ tiến hóa cho chinh bản thân họ, mà còn tiến hóa với những kẽ khác. Nói rộng hơn, chúng ta phải tham gia sinh hoạt vào sự tiến hóa của tất cả mọi việc.
Thực hành đời sống Cao Đài không chỉ cho riêng người đó. Nói cách khác, thực hành cuộc sống là học hỏi từ Thượng Đế. Vì lý do đó, chúng ta phải hiến dâng đức tin của chúng ta mãi mãi cho Thượng Đế.
*- Những điểm căn bản của Cao Đài giáo lý.
Tín đồ Cao Đài tin tưởng rằng mọi việc trên thế gian là một . Mọi việc trên thế gian có vài điều chung kể cả con người, và các Đấng Thiêng liêng, như những Thần Tiên và Đức Phật. Đó là “Hào quang thiêng liêng” (holy light). Có thể có nghĩa rằng Thượng Đế có hào quang sáng ngời (bright light), và con người và mọi vật có hào quang yếu ớt (weak light). Như vậy con người phải phát triển tấm lòng giao cảm giữa con người với vạn vật.
Giáo điều Cao Đài không duy lý và duy vật. Tinh thần và vật chất không thể bị tách riêng với nhau. Đó là 2 phần của một vấn đề. Tương quan giữa Tinh thần và vật chất bổ khuyết cho nhau. Đạo Cao Đài quan niệm rằng Tinh thần và vật chất phát triển đồng bộ , con đường ở giữa duy lý và duy vật phải được chấp nhận. Cái đó được gọi là con đường Trung dung (Middle way).
Về tâm linh (spirit) của Đạo Cao Đài không cố định (not persist). Có nghĩa là không nhứt định trong một vật riêng biệt nào. Cao Đài hiện hữu trong những nơi không có Cao Đài… Vấn đề tâm linh đó làm Tín đồ Cao Đài không phân biệt hay phá bỏ các tôn giáo khác. Các tôn giáo là phương thức của con người để đạt mục tiêu cuối cùng, và mục tiệu đó là ĐẠO. Dù rằng có nhiều tôn giáo, ĐẠO vẫn trong phạm vi trong thời gian và không gian .
Theo quan niệm Cao Đài, sự xuất hiện của mỗi tôn giáo đáp ứng cho văn hóa và văn minh nhân loại. Như vậy, các tôn giáo xuất hiện trong thời gian và không gian khác nhau và có phương thức khác nhau. Những Bậc sáng lập của mỗi tôn giáo, là những sứ giả (Messenger) của Thượng Đế, xuất hiện để cứu rỗi những người có giá trị đạo đức. Vì vậy những khác biệt về hình thức, danh xưng và bản chất của mỗi tôn giáo không quan trọng. Trọng tâm của mọi tôn giáo đều giống nhau. Đó là do nguồn gốc sâu xa của mỗi tôn giáo là ĐẠO.
Xã hội lý tưởng của Cao Đài là một xã hội không có tương phản giữa Tinh thần và vật chất, Khoa học không chối bỏ Tôn giáo, Tôn giáo giúp đở Tinh thần nhân loại, và dẫn dắt linh hồn, giúp nhân loại đạt Chân lý và trở thành một phương thức hữu hiệu và chân thật… Loại hình xã hội đó thực sự là Thiên đàng của Thế gian.
Khoa học giúp con người tìm hiểu địa cầu, và chân lý giúp con người hiểu thế giới tâm linh. Do thực hành các việc đó, sẽ không có vấp ngã và đau khổ trên thế gian.
*- Bang giao với Cao Đài.
Những việc xảy ra giữa tôn giáo bị lãng quên do Biến cố lần thứ 2 của Oomoto giáo (2nd Oomoto affair), và sự bang giao vừa mới chớm nở với Cao Đài cũng đã bị gián đoạn vào tháng 12 năm 1935. Cao Đài tái lập bang giao vào tháng 2 năm 1946, năm kế tiếp sau Thế chiến thứ 2 chấm dứt. Việt nam lại bắt đầu Chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 năm 1949. Cuộc chiến kéo dài cho đến khi có ký kết Hội nghị Geneva năm 1954 Để được Pháp trả Độc lập, Cao Đài tham dự vào cuộc chiến tranh độc lập và như thế rất nhiều người chết. Rất sớm sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ 1, sự phân hóa ý thức chinh trị sanh ra sự đối nghịch giữa Miền Bắc và Miền nam , và rồi Chiến tranh Đông Dương thứ 2 xảy ra. Hơn nữa sự can thiệp của Quân đội Hoa Kỳ làm chiến tranh lan rộng toàn cõi Việt Nam, tạo nên Chiến tranh Việt Nam… Đặc biệt chánh quyền Ngô Đình Diệm ở Miền nam đàn áp Đạo Cao Đài với ý định thống nhất 2 miền Nam Bắc.
Hội nghị Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Ayabe vào tháng 8 năm 1955. Có 37 Phái đoàn ngoại quốc . Vị Phụ tá Tiền khai của Hội Thánh (Vice Founder- có phải là Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước không???) và 5 Chức sắc Cao Đài đến tham dự ở Ayabe. Do duyên may ở Hội nghị Tôn giáo thế giới, Ichiro Nagafuchi ,Giáo sư Đại học và là một ký giả của Báo Mainichi Sinbun, trở thành tín đồ Cao Đài người Nhật đầu tiên. Ông được tạm phong Lễ sanh, và có danh nghĩa kể từ đó(?). Sau đó, Ông Nagafuchi trở thành người trung gian giữa Oomoto và Cao Đài.
(Ghi chú: Xin đọc lại bài Đạo Cao Đài và Oomoto giáo của chúng tôi trước đây: Cho đến khi Đức Hộ Pháp công du sang Nhật rước tro Đức Kỳ Ngoại Đầu Cường Để, lúc đó Đức Ngài mới tạm phong cho Ông Nagafuchi làm Lễ sanh Phái Ngọc. Rồi sau nầy Đức Lý Đại Tiên Trưởng chánh thức chấm phái thiệt thọ cho ông Nagafuchi là phái Thái tức Thái Nagafuchi Thanh, để thay thế Lễ sanh Thượng Hòa Thanh , làm Đại diện Cao Đài ở Nhật (Đàn cơ ngày 23 tháng 10 năm Mậu Thân 12/12/68).
Tháng 4 năm 1956, Phái đoàn Cao Đài tham dự Đại lễ Miroku. Với sự việc nầy, tinh hữu nghị giữa Cao Đài và Oomoto được tái lập, sau khi bị gián đoạn do Biến cố thứ 2 của Oomoto. Tháng 7 năm đó, cả 2 Tôn giáo cùng làm Lễ ở Đền Thánh Cao Đài, và cũng tổ chức một Hội nghị gồm các Phái đoàn tôn giáo nầy. Chủ tịch Oomoto Deguchi được mời, được Tín đồ hoan nghinh và đã tham dự Lễ. Ông cũng làm Lễ Cao Đài và được chào mừng nhiệt liệt
Một Chức sắc Cao Đài là Ông Lê Quang Tấn, viếng Thánh địa Oomoto vào tháng 11 năm 1967. Ông nói với những Vị Chức sắc Oomoto là Chủ tịch Deguchi và Vị Giám đốc Morikiyo về điều kiện qua lại giữa 2 bên. Ông đã gặp và nói chuyện với vị Sáng lập thứ ba, đã mạnh mẽ gợi ý rằng sự bang giao bị gián đoạn do Chiến tranh Việt Nam sẽ được tái lập.
Nhà truyền giáo ITO (Propagandist), Chủ Tịch Văn phòng quảng bá Thế giới ngữ Oomoto(Oomoto Esperanto propagation office), tham dự Nghị Hội Thế giới ngữ ở Helsinki (Phần lan) vào tháng 8 năm 1969. Ông bỏ ra 3 tháng rưởi để thăm viếng 22 Quốc gia. Ông đã đến Việt Nam và thăm viếng Đền Thánh Cao Đài (Cao Đài Holy See), trên đường về Nhật Bản vào 20/10/69, trong khi Việt nam vẫn còn chiến tranh. Nhà Truyền giáo viết: “Khi tôi thả bộ đến Văn phòng chỉ đạo của Cao Đài ở Tây Ninh, có khoảng 3000 Tín đồ tề tựu từ cổng đến Đền Thánh và chào mừng Tôi. 3 hoặc 4 người mở chiếc dù lớn và cao (chiếc lộng?) che cho Tôi, giống như che bầu trời. Ngày hôm đó có mưa nhỏ. Họ mặc haor (áo khoát Nhật) và hakama (y phục Nhật) do Thầy giảng Hidemaru tặng. Tôi được Vị chức sắc cao cấp nhất cũng là có ngôi vị cao nhứt là Ông Cao Hoài Sang cung kinh chào mừng. Tài sản Cao Đài có 600 trăm ngàn thước vuông đất, được bao bọc bởi 12 cổng. Có 2000 nhân viên của Hội Thánh làm việc trong Thánh địa. Trong Sổ lưu niệm, Ông ITO ghi đã được nghe một bài thuyết trình ngắn về nghi lễ đặc biệt ở Đền Thánh, những nhiệm vụ mỗi cơ quan, cách thức đời sống tự túc căn bản của các người tinh nguyện.
Thỏa ước Hòa Bình Paris ký kết chắm dứt chiến tranh Việt Nam vào tháng 1/1973. Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.
Việt Nam không còn chiến tranh. Oomoto hỏi Ông Ichiro Nagafuchi, lúc đó ông đang ở Tokyo, những tin tức về Cao Đài. Ông Nagafuchi tiếp xúc thành công với ông Lê Quang Tấn, lúc đó đang thăm viếng Oomoto.
Tôi (tức tác giả Yoshida), với tư cách thay mặt Chủ Tịch Nhân Loại Ái Thiện Hội thăm viếng chánh thức Tòa Thánh Cao Đài, cùng đi với nhà Truyền giáo Nakanishi ở Nara. Ông nầy đang có dịch vụ làm ăn với Đông nam Á. Trong thời gian dài chiến tranh, Việt Nam bị tàn phá thê thảm. Mục đích cuộc thăm viếng là để thảo luận về làm sao giúp đở và tái thiết Việt nam. Về vấn đề người thông dịch, Tôi thuê một người học ở Nhật Bản. Đó là ông Nguyễn văn Hòa, cưới vợ Nhật và sống ở Nhật lâu nay. Sau khi chúng tôi đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, chúng tôi gặp Vị chức sắc cao cấp Trương Hữu Đức, và đã trao tặng cho Ngài Quỹ Tương trợ và Thiện chí (Fund of love and goodwill) để tái thiết. Chúng tôi thăm viếng các cơ sở trong Thánh địa (holy territory), bắt đầu từ Đền Thánh, rồi thăm viếng cơ sở y tế, nhà Dưỡng lão, trung tâm phát thanh, các cơ sở giao dục, và trung tâm kỷ thuật Nông nghiệp. Chúng tôi trao đổi cảm nghỉ với những người có phận sự. Chúng tôi được trao tặng một cái binh cẩn bằng vỏ sò (case of shells), có ý nghĩa là hạnh phúc và Thiện chí. Họ nói họ hy vọng bông hoa hòa bình sẽ nở rộ trong chiếc binh nầy. Dù Họ chịu đựng chiến tranh, nhưng đây là thông điệp ấm áp từ những bông hoa Cao Đài.
Tháng 9 năm 1974, Tôi và 2 người nữa đã đến viếng Cao Đài. Lần nầy chúng tôi là Sứ giả Nông nghiệp. Vì biết về những xứ nông nghiệp, chúng tôi đã đến vùng cực nam đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời chúng tôi được nhiều Thánh Thất Cao Đài địa phương hoan nghinh nồng nhiệt. Lần nầy, chúng tôi tặng 2 máy cày, 1 máy chiếu phim 8ly, dụng cụ học trò và một Quỹ Tương trợ và thiện chí. Một lần nữa, chúng tôi đã thực hiện một Thỏa hiệp về Thân hữu và tương trợ với Cao Đài (an agreement of friendship and assistance with Cao Dai).
Điều Phê chuẩn cuối cùng (final confirmation) của Thỏa hiệp nói trên là thiết lập một Buổi họp của Oomoto vào tháng 11 năm 1974, và Cao Đài sẽ gởi Sứ giả đến Nhật đề dự cuộc Phê chuẩn nầy. Tuy nhiên chiếu khán của Vị Chức sắc Hồ Tấn Khoa không được chấp thuận. Dù Oomoto sửa soạn tất cả mọi việc, việc Phê chuẩn phải bị hủy bỏ.
*- Sáu điểm của Thỏa hiệp.
Sau đây là 6 điểm của Thỏa Hiệp về Hữu nghị và Tương trợ giữa Oomoto và Cao Đài:
-
Nhân Loại Ái Thiện Hội giúp Việt Nam bằng việc cấp Quỹ tương trợ và Thiện chí cho Cao Đài (Universal Love and Brotherhood Association ).
-
Về phạm vi nông nghiệp và y tế :
A- Nhân Loại Ái Thiện Hội sẽ đáp ứng những yêu cầu của Cao Đài và gởi đến đây các kỷ thuật viên.
B- Quan tâm tặng dữ các thiết bị y khoa Nhật bản đến các cơ sở y khoa Cao Đài.
-
Về trao đổi sinh viên.
Trao đổi người trẻ tuổi đến mỗi nhóm để tìm hiểu hơn về mỗi nhóm tôn giáo.
-
Về trao đổi văn hóa.
Nhắm vào văn hóa của Nhật Bản và Việt nam .
5- Về thiết lập Trung Tâm Thế giới ngữ ở Thánh địa Cao Đài .
Cao Đài dùng ngôn ngữ quốc tế. Thiết lập trung tâm cũng phụ vào nổ lực của Nhân Loại Ái Thiện Hội.
-
Để đạt 6 điểm, các Trung tâm phải được thiết lập đúng lúc.
Sáu điểm nầy là những điều kiện riêng biệt tăng thêm tinh hữu nghị giữa Nhân Loại Ái Thiện Hội và Cao Đài. Và 6 điểm nầy được phê chuẩn bởi Nhân loại Ái Thiện Hội và Cao Đài. Từ ngay bây giờ , chúng tôi hy vọng thỏa hiệp mà chúng tôi đã ký và những điểm nầy sẽ được mang đến Hòa bình cho Á châu và tình hữu nghị giữa 2 quốc gia. (1973/11/07).
Cùng trong năm 1974, Quân đội Bắc Việt tiến vào Nam Việt Nam và đến tháng 4 năm 1975 thì chiếm Miền Nam. Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập.
Khi sự bang giao chỉ vừa bắt đầu, thì cánh cửa hợp tác bị đóng lại.
*- Những việc sau năm 1975.
Để làm lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai sanh của Nhân Loại Ái Thiện Hội, Hội nghị thế giới lần thứ 7 của những người Tín đồTôn giáo có mong ước thực hiện Hòa Bình được tổ chức tại Thánh địa Kameoka, có lịch trình Hội nghị vào tháng 6 năm 1975. Chương trình được gọi là “citizen evening” chọn Việt Nam và Nhật Bản làm đầu đề cho cuộc thảo luận… Cũng có vận động cứu giúp Việt Nam. 3 sinh viên (là tín đồ Cao Đài) được cấp quỹ cứu trợ khích lệ (exciting fund) ở Hội nghị. Vỏ Thanh Tùng là một trong 3 người đó. Sau khi nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã được thành lập, ông nầy không còn nhận được tiền từ Việt Nam… Ông học rất chăm chỉ và đã tốt nghiệp Đại học Yamaguchi. Sau khi tốt nghiệp, ông cưới một người đàn bà Nhật, nhận quốc tịch Nhật và đổi tên là Tadeka. Ông nhận nhiệm vụ là thông dịch ở “Buổi cầu nguyện và Lễ hội” (pray and forum) ở Hội nghị quốc tế lần thứ 3 của Nhân loại Ái Thiện Hội. Trong tương lai, ông giữ vai trò gạch nối giữa Nhật và Việt Nam, và sự bang giao giữa Cao Đài và Oomoto.
Sau cuộc chiến dài dẳng, Việt Nam đã thống nhất nhưng đã bị tàn phá. Rất nhiều người tị nạn rời bỏ quê hương ra nước ngoài, đặc biệt các nước Á châu, vào năm 1978. Nhật Bản chấp thuận tiếp nhận một số người tị nạn, phần lớn là tín đồ Cao Đài. Dùng Quỹ cứu trợ và thiện chí, Nhân loại Ái Thiện hội cung cấp cho họ quần áo, thực phẩm, ở trung tâm tị nạn.
Cuộc bang giao lại tiếp tục. Vị Chức sắc Thượng Màng Thanh đã gởi thơ liên lạc. Ông và gia đinh rời bỏ quê hương sang Hoa Kỳ. Dù trú ngụ ở Hoa Kỳ ông vẫn suy tư mình là Tín đồ Cao Đài. Những Tín đồ Cao Đài dù đã định cư ở Hoa Kỳ như những người tị nạn, vẫn xây dựng được 4 Thánh Thất ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.
Để làm lẽ kỷ niệm 100 năm của Oomoto, Buổi “cầu nguyện và lễ hội” (Pray and Forum) của những Tín đồ Tôn giáo trên thế giới tổ chức vào tháng 11 năm 1993. Trong sồ những Đại biểu trong Lễ hội, Giáo hữu (Rev) Thượng Màng Thanh của Thánh Thất Cao Đài California Hoa Kỳ đã được mời với tư cách Phái đoàn Cao Đài. Đồng thời, ông cũng được mời tham dự với tư cách khách cho kỳ Hội nghị tôn giáo thế giới tổ chức bởi Nhân Loại Ái Thiện Hội.
Phần 1 là bài nói chuyện và có chủ đề “Tiến tới đời sống nhân loại và trái đất trường tồn” (For long life of human and earth). Giáo hữu Thượng Màng Thanh nói: “Mặc dầu chiến tranh lạnh đã kết thúc, và chúng ta đã thoát khỏi sự đe dọa của hiểm họa chiến tranh nguyên tử, sự phát triển các quốc gia đã chịu đựng sự gia tăng quyền lực và đói khổ. Đối với con người, thỏa mãn điều kiện vật chất rất quan trọng. Tuy nhiên chúng ta không thể đánh mất tinh thần huynh đệ, đạo đức, công lý, và sự hợp tác. Cao Đài tiên tri rằng “Thời đại của nhân loại hợp nhất, các tôn giáo hợp nhất, và các Quốc gia hợp nhất sẽ đến”. Muốn đến mục tiêu đó, tự do Tôn giáo phải được bảo vệ. Tôi hy vọng chẳng bao lâu sẽ có một Liên minh các tôn giáo (league of religions). Cao Đài sẽ hoạt động tích cực cho mục tiêu đó”.
Cùng ngày, một Lễ cầu nguyện (prayer ceremony) được tổ chức cho Tín đồ tôn giáo thế giới. Một mặt bằng dành cho Cao Đài (Cao Dai platform) đã được lập ở tầng trên của Đền Trường cửu (long life temple). Tất cả mọi người mặc y phục xanh biển (water color cloth), thiền và cầu nguyện cho hòa bình .
Để làm lễ kỷ niệm lần thứ 50 Liên Hiệp quốc, Hội nghi Liên bang Thế giới lần thứ 18 (the Conference of World Federalists) tổ chức ở San Francisco vào tháng 8 năm 1995. Đại biểu Yamasaki của Nhân Loại Ái Thiện Hội cũng tham dự hội nghị nầy. Trong thời gian hội nghị, ông đã đến viếng 3 Thánh Thất Cao Đài gần đó và đã được tiếp đón nồng hậu.
Kinh Tế Việt nam phát triển nhờ chánh sách Đổi mới từ sau cuối năm 1980. Đời sống dân chúng trở nên ngày càng tốt hơn. Việt Nam trở thành nước có tư thế nhất ở châu Á. Có những chuyến bay trực tiếp từ Phi trường Kansai đến Việt Nam, nên trở thành một trong những nước nước gần nhất của Nhật. Tuy nhiên, chánh sách tôn giáo, tự do và vấn đề nhân quyền trong các nước Xã hội chủ nghĩa là những vấn đề lớn của thế kỷ 21. Dù sự bang giao với Cao Đài thường bị gián đoạn, một ngày nào đó chúng tôi sẽ có thăm viếng. Dường như sự thay đổi lớn lao và đột ngột của nữa thế kỷ qua sẽ chấm dứt. Tôi hy vọng sự liên lạc 60 năm có thể xuất hiện trở lại, và chúng tôi tạo sự số gắng cho hòa binh Á châu và và thế giới bằng các sự kiện tôn giáo.
Khi tôi viết tài liệu nầy, tôi đã từ chối yêu cầu tóm lược các hồ sơ bang giao từ hồ sơ chánh thức của Nhân Loại Ái Thiện hội.
Yoshida Futura - 1997/03/01
Người dịch : Lễ Sanh Ngọc Duyên Thanh (8/2017)