- Trang chủ
- Tài liệu giáo lý
- CHÂU THÂN GIẢI
CHÂU THÂN GIẢI
Cập nhật 2012-02-15 10:20:32
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH
CHÂU THÂN GIẢI
Tác giả NGUYỄN TRUNG HẬU
Có trình Hội Thánh kiểm dượt ngày 20 October 1927.
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 2 / 32
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 3 / 32
MỤC LỤC
1. Lời Tựa
2. Xác Hồn
3. Ngũ tạng
4. Ngũ quan - Lục căn - Lục trần
5. Thần kinh
6. Tinh Khí Thần
7. Phải hiệp Tinh Khí Thần làm một
8. Nguyên nhân và Hóa nhân
9. Vạn loại chuyển kiếp đồ
10. Nhị xác thân
11. Âm Dương Luận
12. Phàm thai
13. Thánh thai
14. Chiêm bao
15. Khuyên lánh xa Tửu, Sắc, Tài, Khí
Danh mục những quyển sách trong kết tập "ÐẠI ÐẠO CHƠN LÝ YẾU LUẬN"
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 4 / 32
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 5 / 32
LỜI TỰA
Trong số mấy mươi muôn Ðạo Hữu, tưởng có khi nhiều người cũng rõ thông đạo
lý. Song người thì mối Ðạo buộc ràng, kẻ lại gia đình bận bịu, không rảnh rang soạn sách,
dịch kinh, để phổ thông đạo lý cho kẻ mới đầu cơ. Cho hay người biết Ðạo thật nhiều, mà
kẻ chưa thông chẳng ít.
Mấy vị Giáo Hữu, Giáo Sư không thế nào giảng Ðạo riêng cho mỗi người được. Vì
vậy mà có cuốn sách nhỏ nầy, cốt để thay thế cho chư vị ấy mà truyền bá sơ lược chút ít
về đạo lý của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, sở dĩ để dìu dắt bước đường kẻ mới đưa chân
vào nền Ðạo. Xin khá biết cho.
Sách nầy luận về châu thân, mà do theo đạo lý, lại chia ra làm hai chương: Một
chương luận về vật chất, một chương giải về tinh thần.
Muốn luyện Ðạo, trước phải biết mình mà muốn biết mình thì quyển sách này may
ra cũng là một bài học vỡ lòng cho người chưa rõ Ðạo. Nhưng không phải như tiểu thuyết
mà dễ hiểu, đọc một bài cần phải suy nghĩ một bài, có khi còn phải xem đi xét lại đôi ba
phen, nếu đọc sơ qua một bận rồi cho là khó hiểu thì chẳng ích chi, rất uổng công người
khổ tâm đặt để.
Cholon, le 25 Novembre 1927
Bảo Pháp NGUYỄN TRUNG HẬU
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 6 / 32
CHÂU THÂN GIẢI
XÁC HỒN
Con người vẫn có hai phần, phần hồn và phần xác.
Phần xác:
Tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung bổn thân là một khối chất chứa
vàn vàn, muôn muôn sanh vật. Những con sanh vật ấy lại câu kết nhau mà thành khối.
Chúng nó nhờ vật thực của ta ăn vào mà lớn lần lần, mà sanh sanh hóa hóa thêm nữa. Vì
vậy mà thân thể một đứa hài nhi càng bữa càng lớn lần cho tới tuổi trưởng thành mới thôi
(Ấy là giới hạn thước tấc của hình vóc con người).
Con người càng già, thì ngũ tạng lục phủ càng suy, tinh thần hao kém, sự ăn uống
một ngày một giảm. Những con sanh vật trong châu thân cũng nhơn đó mà gầy mòn, mà
hễ chúng nó gầy mòn, thì thân thể con người tất phải xóp ve, gầy guộc. Có khi những con
sanh vật của một phần trong châu thân, vì một duyên cớ chi mà chết đi, thì chỗ ấy phải
trở nên tê bại, hay là chai, vì đã mất sự sống rồi.
Khi chết, xác phải tiêu diệt, rục rã ra, chơn linh của mấy con sanh vật ấy lìa khỏi
xác mà trở về nơi không khí. Ấy là: Của đất trả về cho đất, của Trời trở lại nơi Trời.
Phần hồn:
Hồn là vật thiêng liêng (*1) do nơi khối linh quang của Tạo Hóa ban cho.
Có kẻ cừ khôi không chịu tin có phần hồn, cứ nói rằng con người biết nghĩ suy,
tính toán là tự nơi cái óc mà ra, mà hễ thác rồi, thì vạn sự giai hưu, một kiếp thác là một
kiếp mất, cái linh hồn và cảnh Thiên đàng Ðịa ngục là điều vô bằng cớ.
Kẻ ấy chẳng hiểu rằng cái óc chẳng khác nào một cái máy đánh chữ của linh hồn
lợi dụng mà tỏ ra những điều tư tưởng, những nét buồn vui, thương ghét vậy thôi. Hồn
tức thị là người đánh máy ấy. Có máy mà chẳng có người đánh thì làm sao ra chữ được?
Có xác thịt (có óc) mà không hồn, thì làm sao biết nghĩ suy tính toán? Kìa một cái
chuông treo giữa gió: Như gió thổi làm cho chuông vận động mà kêu, thì bất quá là kêu
bòn bon inh ỏi vậy thôi, có đâu ngân giọng u minh, khoan nhặt? Muốn cho tiếng chuông
u minh khoan nhặt, cần có tay người dộng vào mới được. Cái óc con người chẳng khác
nào cái chuông ấy. Nếu không có linh hồn là người dộng chuông, thì đâu lộ ra được nhiều
tư tưởng ly kỳ cao thượng.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 7 / 32
Con người nhờ có linh hồn mới biết nghĩ suy, tính toán, thương ghét, buồn vui.
Vậy hỏi chớ khi chung cuộc rồi (khi thác) cái điểm linh ấy đi đâu? Không lẽ mà mất đi
được? Vậy chẳng là uổng công trình của Tạo Hóa nắn đúc cho mình lắm ư? Ấy vậy, cái
linh hồn ấy phải sống đời đời kiếp kiếp (*2) rồi ra mới có Luân Hồi, Quả Báo là lẽ công
bình thiên nhiên của Tạo Hóa.
Trong châu thân, hồn xác pha lẫn nhau. Tỉ như muốn làm xi măng ạt mê (ciment
armé) phải trộn sạn và ciment lộn nhau, đoạn phải trộn nước vào mới đánh thành khối
được. Châu thân chẳng khác chi khối xi măng ạt mê đó. Sạn ấy là xương, xi măng là thịt,
nước là hồn.
Ví dụ một cái ly không, tuy vân mắt thường ta thấy trống không, chớ hẳn thật trong
lòng ly chứa đầy không khí. Châu thân ta ví như cái ly: Linh hồn ta như không khí. Ta
không thấy không khí trong ly như ta không thấy đặng phần hồn trong châu thân vậy.
Muốn cho nước trong đặng tinh khiết, cái ly cần phải tinh khiết, còn muốn cho linh
hồn trong sạch châu thân cần phải trong sạch. Ðó là về phần tinh khiết mà thôi. Chớ
không cần phải có một châu thân tráng kiện mới có linh hồn tráng kiện, vì ta thường thấy
nhiều người hình thù tráng kiện mà trí thức tối tăm, còn kẻ thì hình vóc ốm o mà thông
minh trí tuệ. Cái châu thân tráng kiện bất quá là cần ích cho cơ thể mà thôi, chớ chẳng ích
chi cho phần hồn. Châu thân tráng kiện tỉ như một cái máy tốt và chắc chắn, máy chắc
chắn thì lâu hư, thân thể tráng kiện thì lâu tiêu diệt, mà có tiêu diệt thì tiêu diệt phần xác
vậy thôi, chớ phần hồn chẳng hề tiêu diệt.
Phần bổ dưỡng linh hồn chẳng do nơi vật thực hữu hình. Hồn vẫn không hình chất,
nên phải dùng vật thực không hình chất mà bổ dưỡng. Vật thực không hình chất ấy tức là
sự học hỏi và cách tịnh luyện tinh thần trong mấy cơn nhàn, khoảng vắng.
Phải hiểu rằng xác thịt tỉ như một cái nhà cho linh hồn ở tạm trong mỗi kiếp ngắn
ngủn trên cõi trần này vậy thôi. Xác thịt nhờ khí huyết mẹ cha tạo thành, còn linh hồn thì
do nơi Thiên tứ (Trời cho). Nếu linh hồn với xác thịt tự một gốc mà ra, thì tánh chất
thông minh hay là u ám của con cháu phải do nơi cha mẹ, ông bà, nghĩa là hễ ông bà cha
mẹ thông minh thì sanh ra con cháu thông minh, còn u ám thì sanh ra con cháu cũng đồng
một thể.
Sự thật lại không phải vậy, vì có nhiều người u ám mà sanh ra con cháu thông
minh trí tuệ. Cũng có người thông minh trí tuệ lại sanh ra con cháu ngu ngây, dại dột,
thậm chí anh em vẫn một huyết mạch với nhau mà cũng còn có kẻ khôn người dại (*3).
Cái xác thịt do nơi khí huyết cha mẹ tạo thành, thì vẫn do nơi xác thịt cha mẹ, nghĩa là
cha mẹ yếu ớt bịnh hoạn sanh con yếu ớt bịnh hoạn (*4), cha mẹ mạnh khỏe thì sanh con
mạnh khỏe.
(*1) Thiêng liêng là không thấy, không nghe, không rờ được.
(*2) Nhiều Ðạo Thần Linh đã dùng đồng tiền và cơ bút chứng chắc rằng linh hồn vẫn có và vẫn sống đời
đời kiếp kiếp.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 8 / 32
(*3) Con cái dầu có giống cha mẹ thì giống nơi vật chất mà thôi, vì vật chất do nơi khí huyết lưu truyền.
(*4) Tuy vậy chớ khi lớn lên, hình vóc con cái cũng có khi biến đổi khác hẳn với hình vóc sơ sanh là vì nhờ
biết giữ vệ sanh và tập tành thể tháo.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 9 / 32
CHƯƠNG THỨ NHỨT
NGŨ TẠNG
Châu thân con người tỉ như một cái xưởng lớn, phân ra nhiều sở làm lụng, tuy phận
sự khác nhau, chớ vẫn chung về một mối là tiếp dưỡng châu thân để bảo tồn sự sống.
Mấy sở làm lụng ấy chia ra làm năm gọi ngũ tạng. Ngũ tạng là: Tâm, Can, Vị (*1), Phế,
Thận.
Người có ngũ tạng như Trời Ðất có ngũ hành (*2). Nếu không có ngũ hành thì
không có Càn Khôn, Thế Giái, còn nếu không có ngũ tạng thì cũng không có nhơn loại.
Ðấng chủ trương cai quản ngũ tạng là thần hồn của ta. Khi thần hồn lìa xác, ngũ
tạng vắng chủ trương phải ngưng, mà hễ ngũ tạng ngưng tức là ta chết vậy.
VỊ (bao tử)
Trong ngũ tạng, cần nhứt hơn hết là tạng này, vì nó chứa vật thực, rồi làm cho tiêu
tán ra huyết để vận chuyển cùng mình mà nuôi lấy châu thân.
TẠNG CAN (lá gan)
Gần tạng Tì, lại có tạng Can nhỉ ra một thứ nước xanh xanh, vàng vàng mà đắng
gọi là mật (đởm) để phụ với tạng Tì làm cho vật thực dễ tiêu hóa, nhứt về vật mỡ dầu.
TẠNG THẬN (trái cật)
Trước khi huyết vận chuyển khắp châu thân, thì có tạng Thận lọc đi lược lại cho
trong sạch, còn cáu cặn thì xuống bàng quang (bong bóng) mà theo đường tiểu tiện. Tạng
Thận có hai trái: trái bên hữu gọi là Thận hỏa, trái bên tả gọi là Thận thủy. Ba tạng: Tì,
Can, Thận đều ở nhằm hạ tiêu.(*3)
TẠNG TÂM (trái tim)
Khi hai tạng kể trên đó làm cho vật thực tiêu hóa ra huyết rồi, tạng tâm lại vận
chuyển huyết khắp châu thân. Trái tim tỉ như một ống bơm vừa xịt ra, vừa hít vào được.
Hễ trái tim tóp vô, huyết trong ấy túa ra theo mạch máu mà châu lưu khắp thân thể, rồi
trái tim phùng ra huyết lại trở về. Trái tim cứ thoi thóp như vậy mãi đặng vận chuyển
huyết vô, ra. Nếu ta đặt tay trên ngực, thì nghe trái tim động, gọi là "đánh trống ngực".
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 10 / 32
Khi huyết trở lại rồi nhiểm lấy vật dơ mà hóa bầm, vì đã chạy cùng thân thể, như
nước mưa khi ở không trung rớt xuống thì trong sạch, mà hứng vô lu rồi lại đục đi, vì bị
bụi bậm, côn trùng hoặc giữa không khí, hoặc trên mái nhà nhiễm vào.
TẠNG PHẾ (lá phổi)
Tạng phế có hai lá ở nhằm trung tiêu. Trái tim thì ở giữa, mà cái đuôi lại trịch qua
bên tả.
Nhờ sự hô hấp (*4) không khí mới vô ra nơi phổi. Mỗi lần hít vô, không khí vào
đến phổi, nhờ lấy khinh khí (oxygène) trong hơi thở ấy huyết bầm mới đặng tươi nhuận
lại như trước mà luân chuyển nữa.
Mỗi lần thở ra, hơi thở lại hóa ra trược khí, vì nó đã dùng mà tươi nhuận huyết bầm,
tỉ như nước sạch mà dùng rửa giặt rồi phải dơ vậy.
Muốn cho thân thể thường tráng kiện, ít sanh bịnh, ta cần phải biết điều dưỡng ngũ
tạng theo cách sau đây:
VỊ: - Chớ lầm tưởng rằng hễ ăn uống đặng nhiều thì mập mạp và mạnh dạn. Ta
thường thấy nhiều người mỗi buổi ăn sắp hai, sắp ba kẻ khác, mà ốm vẫn huờn ốm. Còn
có kẻ ăn uống theo mực thường mà lại nở nang phì mỹ. Ấy có phải tại ăn nhiều mà mập
đâu. Nên nói ăn nhiều thì bịnh hoạn, gầy ốm là phải hơn. Vì ăn quá độ, vật thực không
tiêu, tạng tì phải mệt, mà mệt tất phải đau (gọi là phạt tì). Vậy, muốn bổ tì, nên ăn uống
có độ lượng, nhứt là nên dùng rau cỏ hơn thịt cá, vì rau cỏ là vật thực nhẹ nhàng, mau
tiêu, lại nhờ thọ khí nóng của thái dương (mặt trời) khử độc (*5) rồi nên ăn vô ít sanh
bịnh hoạn.
CAN: - Ăn uống quá độ lượng phạt Tì, rồi Can là ăn chịu với Tì hơn hết, phải can
thiệp mà sanh bịnh. Rượu là món phạt Can hơn hết, phần nhiều bợm rượu thường đau
gan là bởi cớ ấy.
Sự can đởm chí khí của con người do nơi Can mà phát ra (cho nên thường gọi kẻ
nầy dạn gan, người kia nhát gan là vậy). Sự sân si hân nộ là do nơi can đởm, chí khí mà
phát lên. Cho nên bớt sân si, hân nộ thì điều Can vậy.
TÂM: - Ăn uống quá độ lượng cũng hại cho tạng Tâm. Kẻ đau tim hay mệt mỏi,
bần thần, ăn rồi bắt buồn ngủ, nặng đầu, làm việc gì, dầu nhẹ nhàng cho mấy cũng mệt
thở hào hển. Vì hễ trái tim bịnh, huyết mạch chạy không đều, huyết mạch không điều hòa
thường sanh các chứng bịnh ấy.
Sự lo lường, tư tưởng do nơi tâm trí phát sanh. Nhiều lo tưởng thường lao tâm, tiêu
tứ. Ðoạn tư tưởng là bổ tâm vậy.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 11 / 32
THẬN: - Ăn uống quá độ lượng, vật thực không tiêu tán, mà hễ vật thực không
tiêu tán, thì Thận là cái bàn lọc, phải nhọc công gạn lược nhiều lần, rồi phải hao mòn, mà
hễ gạn lọc nhiều lần thì chỉ tồn nhiều cặn cáu, cho nên nước tiểu thường hôi đục.
Tạng Thận cũng là máy làm ra tinh (*6) (vật ăn uống bảy ngày mới hườn một điểm
tinh). Dâm dục nhiều hao tinh, phạt thận, dứt dâm dục là bổ thận vậy.
PHẾ: - Hai lá phổi là vật mềm mại và có lỗ hang như tàng ong vậy. Nếu khí thở
không đặng trong sạch (nghĩa là chứa nhiều côn trùng bụi bậm), lỗ phổi phải vì bụi bậm
mà bít nghẹt, thêm nỗi côn trùng ấy vào phổi ăn khoét hư đi (vì phổi mềm), biểu sao
không bịnh hoạn, nhứt là không tránh khỏi cái bịnh rất hiểm nghèo là ho lao vậy. Về vật
thực chẳng nên ăn vật chi sanh lảnh (sống sít, lạnh lẽo) vì mấy vật ấy quến đàm. Hễ đàm
nhiều thì chận phổi bít nghẹt mà sanh ra hen, suyễn. Nên ở chỗ cao ráo mát mẻ, nhà cửa
cho thiệt khoảng khoát, cho có thanh khí, nên ở nơi vắng vẻ như ruộng, đồng, rẫy bái.
Tạng phế là máy hô hấp không khí (hơi thở). Nói nhiều mệt sức hao hơi, mà mệt
sức hao hơi thì phạt phế. Muốn bổ phế, chớ nên nhiều lời lắm tiếng.
Tóm lại, sự thọ yểu của con người do nơi mình mà ra. Cho hay số mạng định trước,
mà ta có thể cải đặng. Cho nên có câu "Nhân định thắng thiên" là vậy đó. Tỉ như đời
người là trăm tuổi, nếu chúng ta biết bảo tồn thân thể, tịnh dưỡng tinh thần, có lẽ ta sống
quá tuổi ấy được. Còn nếu ta ăn uống quá độ lượng cho hao mòn ngũ tạng, nhiều lo rộn
tính cho tiêu tán tinh thần thì thế nào sống lâu đặng?
Kìa như một cái cầu đúc, quan bác vật định cho là bền bỉ trăm năm. Mà nếu xe cộ
chở chuyên nặng nề qua lại thường ngày, tự nhiên cầu ấy phải mau hư, mau sụp.
Thân thể ta như một cái máy, sanh mạng như hơi mạnh (force motrice) để làm cho
cái máy chạy vậy. Nếu vật dụng (tức là ngũ tạng) trong máy ấy hư, là tại người thợ coi
máy (tức là ta) không kỹ càng, chớ hơi mạnh (sanh mạng ta) không can dự vào. Mà hễ
máy hư không chạy, thì hơi mạnh phải dứt (tức là ta chết).
(*1) Tì là lá lách mà đến ngày nay, khoa học vẫn chưa xác định công dụng của tạng này ra sao, cho nên
trong ngũ tạng, chúng tôi dùng vị (bao tử) thế cho tạng tì.
(*2) Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sách thuốc gọi: Tâm thuộc hỏa, Can thuộc mộc, Tì thuộc
thổ, Phế thuộc kim, Thận thuộc thủy.
Muốn nói trúng hơn thì vật thực tiêu hóa rồi thành ra một thứ nước trắng trắng, đồng chất với huyết rồi hiệp
với huyết làm một mà vận chuyển khắp châu thân để nuôi lấy sự sống.
(*3) Châu thân chia làm ba tầng gọi là tam tiêu. Tầng trên (đầu) gọi là thượng tiêu, tầng giữa (ngực) gọi là
trung tiêu, tầng dưới (bụng) gọi là hạ tiêu.
(*4) Hô là thở ra, hấp là hít vô.
(*5) Khử độc là làm cho hết độc, côn trùng trong rau cỏ bị hơi nóng mặt trời chết bớt.
(*6) Xin xem bài giải về Tinh, Khí, Thần.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 12 / 32
NGŨ QUAN - LỤC CĂN - LỤC TRẦN
Ngũ tạng trong mình gọi là ngũ nội, còn thân ngoài lại có ngũ quan. Ngũ quan
nghĩa là năm chức hay biết về việc ngoại là: Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân.(*1)
Nhãn (mắt) để thấy.
Nhĩ (tai) để nghe.
Tỉ (mũi) để hửi.
Thiệt (lưỡi) để nếm mùi.
Thân (mình) để rõ biết các vật cứng, mềm, nóng, lạnh,.
Nhờ thấy, nghe, hửi, nếm, rờ rẫm mới biết việc kia, vật nọ, mà hễ biết việc kia, vật
nọ rồi mới sanh ý. Ý là gì? Là sự muốn tưởng, nghĩ ngợi do nơi ngũ quan mà sanh. Nếu
mắt không thấy, tai không nghe, mũi không hửi, lưỡi không nếm, thân không biết cứng
mềm, nóng lạnh, thì con người biết chi mà muốn tưởng, mà nghĩ ngợi?
Kinh Phật gọi Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý là lục căn (sáu cội rễ trong châu thân).
Lục căn lại hiệp với lục trần (sáu bợn nhơ) là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
SẮC là màu đẹp đẽ, hình dung tốt tươi.
THINH là lời ngon ngọt, giọng thâm trầm.
HƯƠNG là mùi mẽ thơm tho.
VỊ là mùi ngon ngọt (chỉ về vật ẩm thực).
XÚC là sự cảm động.
PHÁP là những sự vật xảy ra.
Mắt thấy sắc xinh vật đẹp bắt ham (Sắc).
Tai nghe tiếng ngọt ngon, giọng thâm trầm phải mến (Thinh).
Mũi hửi mùi thơm phải đẹp (Hương).
Lưỡi nếm vật ngon phải thích (Vị ).
Thân không tịnh phải cảm động (Xúc).
Ý thường hay muốn mà sanh ra sự vật (Pháp).
Lục trần là sáu bợn nhơ thường hay rù quyến con người say mê tục thế, quên
đường đạo đức, xa mối luân thường. Nó lại bao phủ lương tâm mà làm cho phải nặng nề,
nhơ bợn. Vì lục trần mà con người phải hao mòn thân thể, mờ mệt lương tâm, xa lần cội
rễ, rồi kiếp luân hồi không phương thoát khỏi.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 13 / 32
Nên chi muốn thoát tục mà tìm nguồn Tiên, cõi Phật, ta phải diệt hết lục trần đi.
Mà muốn diệt lục trần, trước phải lo trừ nơi cội rễ là lục căn vậy.
Phải giữ cho được mắt chay, tai chay, mũi chay, lưỡi chay, thân chay, ý chay (ấy là
lục trai đó). Sao gọi là mắt chay, tai chay, mũi chay, lưỡi chay, thân chay, ý chay?
1.- Mắt chay, nghĩa là không thèm xem sắc đẹp, dầu ai xinh lịch thế nào cũng
chẳng qua là thây đi, thịt chạy, xem sắc tốt như tro bụi để làm nhơ danh giá, như gươm
đao để đẻo xẻ thân hình, như thuốc độc hại tán tinh thần.
Ta nên tự nghĩ như vầy: Hòa gian với gái có chồng là phá gia cang người, rồi sau
vợ con mình phải trả quả.
Hòa gian với gái góa bụa, là phá tiết người, với gái chưa chồng là phá trinh, làm
cho người lỡ làng duyên phận về sau.
Mắt chẳng nên dòm lên trên thấy người cao sang hơn mình mà ganh ghét, chớ nên
ngó xuống thấy kẻ thấp hèn hơn mình mà khi thị.
Tóm lại, vạn ác dâm vi thủ, nếu giữ được mắt chay, thì diệt được bợn nhơ thứ nhứt
là SẮC vậy.
2.- Tai chay nghĩa là không thèm nghe đến lời ngon ngọt, giọng thâm trầm, giữ
được vậy khỏi bị ai rù quyến vào đường tà, nẻo vạy, khỏi gây hơn thua, phải quấy (Vô lự
do vô sự, vô sự tiểu Thần Tiên). Ở đời lắm người giả dối, miệng tuy ngọt dịu, mà lòng
chứa gươm đao, giọng kèn tiếng quyển của họ có thế làm cho gái mất tiết trinh, trai hư
danh giá. Vậy nên lời phi, tiếng thị mặc ai, chẳng nên đem vào tai mà bị cám dỗ, chẳng
nên lắng nghe rồi đồ đi, nói lại cho ra việc "Ngồi lê đôi mách", ai cười chê nhiếc mắng ta,
ta cứ ngơ tai giả điếc, thì khỏi lo cãi cọ tranh đua, họ nói mặc họ, mình không nghe, nói
thét mỏi miệng tự nhiên phải nín.
Tóm lại tai có mà như điếc thì diệt được bợn nhơ thứ nhì là THINH vậy.
3.- Mũi chay nghĩa là mũi giữ đừng cho biết mùi, đi ngang chỗ hôi tanh, chẳng
biết hôi tanh mà gớm, đứng gần kẻ xạ ướp, hương xông chẳng vì xạ ướp hương xông mà
động. Giữ được vậy thì diệt đặng bợn nhơ thứ ba là HƯƠNG vậy.
4.- Lưỡi chay nghĩa là lưỡi chẳng cần nếm miếng ngon vật lạ, miếng ăn chỉ no dạ
thì thôi. Ham miếng cao lương, mỹ vị chi cho khỏi sát sanh hại vật. Mình ăn ngon miệng
mà con sanh vật phải hại mạng, thì ăn sao đành? Tuy là loài vật, chớ cũng thọ hưởng một
điểm linh quang như mình. Kiếp này nó là con sanh vật, biết đâu kiếp trước nó chẳng
phải là người? Kiếp này mình làm người, biết đâu kiếp trước mình chẳng phải là con sanh
vật? Ôi! Luân hồi chuyển kiếp, người vật, vật người, luân chuyển lại qua cũng đồng một
thể. Mình ăn thịt loài vật tức là mình ăn thịt lẫn nhau, mà người có lương tâm há nỡ ăn
thịt lẫn nhau cho đành đoạn?
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 14 / 32
Ông Mạnh Tử nói rằng: "Thấy cầm thú bị đem giết thì Ngài bất nhẫn. Nghe nó kêu
la thảm thiết khi bị thọc huyết, Ngài không đành ăn thịt". Lòng nhân này hiệp với đức
háo sanh Tiên Phật đó.
Người có tiền của còn mua chim cá mà phóng sanh thay! Như mình nghèo không
phóng sanh thì thôi, nỡ nào lại sát sanh cho đành đoạn?
Lưỡi chay cũng chẳng nên đắm say mùi rượu. Uống rượu vô loạn tâm, mà hễ loạn
tâm thì sanh quấy. Người xưa dùng rượu để cúng tế Thánh Thần, dùng rượu làm lễ mà
thôi. Chớ Thánh Thần đâu hưởng rượu của người phàm tục?
Người nay lấy nê câu "Vô tửu bất thành lễ" rồi trong việc quan, hôn, tang, tế, mỗi
mỗi thảy dùng rượu, thậm chí đến lúc bi hoan, ly hiệp cũng dùng rượu, buồn gọi dụng tửu
binh giải phá thành sầu, vui gọi dụng rượu Tô hứng chí.
Hại thay! Rượu là giống độc, ai cũng đều biết, mà nhiều kẻ lại ưa dùng, ấy cũng là
lạ đó.
Có lời tục rằng: "Lưỡi không xương nhiều điều lắc léo". Muốn giữ cho lưỡi được
trọn chay ta chẳng nên nhiều lời lắm tiếng. Nửa lời nói ra chẳng phải, còn tổn đức bình
sanh thay. "Bán cú phi ngôn tổn bình sanh chi đức", phương chi uốn ba tấc lưỡi mà việc
không nói có, việc có nói không, quấy làm ra phải, phải sửa thành quấy, thì tổn đức biết
bao. Lời nói ra phải cho cẩn thận, đáng nói thì nói, không đáng thì thôi, đừng bạ đâu nói
đó mà tổn đức hao hơi, lại còn nỗi sự sanh, sanh sự.
Tóm lại nếu giữ lưỡi đặng trọn chay, thì chẳng những diệt tận bợn nhơ thứ tư là Vị
mà lại còn giữ đặng tư cách người tu hành đạo đức nữa.
5.- Thân chay nghĩa là thân mình không cần trau giồi xinh đẹp, ăn mặc tốt tươi,
chẳng cần dùng quần là, áo lụa, chẳng ham nệm gấm, giường ngà. Người tu hành phải ép
xác để cầu khổ hạnh (Xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần). Áo vải, quần bô, miễn che thân,
ấm cật là đủ, đã giữ hạnh kẻ tu hành, lại vẹn câu tiết kiệm, nằm chẳng lựa giường êm
nệm ấm, nơi đâu sạch sẽ được yên giấc là xong.
Nếu thân trau giồi, chải chuốt cho đẹp dạ mình, cho vừa mắt chúng, chi cho khỏi
sanh lòng cảm động mà ra điều tình tệ.
Giữ được thân tịnh như vậy, thì tâm không xao động, không cảm xúc, tức là diệt
được bợn nhơ thứ năm là XÚC vậy.
6.- Ý chay là ý chẳng vọng tưởng việc ác, không mơ ước việc cầu cao, không tính
lợi cho mình mà hại cho người, chẳng tính điều tham lam, trộm cướp.
Làm ác gặp ác chẳng sai (Tích ác phùng ác).
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 15 / 32
Tính việc cầu cao mà không đủ sức làm, đã không nên việc, lại hao tài, tổn sức, rồi
ra người thất chí, mà hễ thất chí thì cả đời không làm chi nên đặng. Chi bằng an phận thủ
thường, tố nào theo tố nấy.
Tính lợi cho mình mà hại cho người là mất lẽ công bình. Làm người không giữ luật
công bình đâu trọn tư cách làm người đặng?
Tham lam, trộm cướp (*2) của người không thế hưởng lâu đặng (Hoạnh tài bất
phú). Không gặp nạn này cũng vương lấy tai kia, khiến hao tài tốn của cho hết tiền phi
nghĩa ấy đi. Dầu trốn khỏi luật hình dương pháp, chớ lương tâm cắn rứt hằng ngày, thêm
nỗi luật Âm Cung rành rạnh, đợi buổi chung qui gia hình chẳng vị.
Tóm lại, giữ được ý chay như vậy thì diệt được bợn nhơ thứ sáu là PHÁP vậy.
Lục căn chay rồi, lục trần tự nhiên tiêu diệt. Ðó là giặc bề ngoài, còn cõi Tâm là
giặc bề trong, phải chay mới được.
Tâm chay: - Nghĩa là tâm mình phủi sạch mọi việc trần duyên, không hay, không
biết, không lo, không tưởng, muốn việc chi trên phàm tục này không trụ nơi tâm được,
phải tan như giá, phải rã như sương, cõi tâm trống như không, trắng như giấy, tâm có mà
như không. Ấy là sắc tức thị không. Hễ tâm trần chết, tâm đạo khởi ra. Ấy là không tức
thị sắc.
Giữ được tâm chay như vậy, tức là gần Ðạo rồi.
Tu luyện cốt lo cho phần hồn ngày sau được tiêu diêu, tự toại nơi cõi Niết Bàn Cực
Lạc, khỏi lao lự, khỏi khổ phiền, khỏi tiêu diệt. Ta nay còn lộn theo trần tục mà nếu giữ
được tâm chay, tức là gặp Niết Bàn tại thế.
Vậy khuyên người đồng đạo rán kiên tâm trì chí sửa tánh, răn lòng, một ngày làm
lấy một mảy lành, trau tria một nét hạnh, lần lần nhựt nhu nguyệt nhiễm cũng đặng trọn
lành. Nếu thấy khó ngã lòng, sao cho là Ðạo?
Muốn lánh xa trần khổ, trước phải chịu khổ tâm, khổ hạnh bây giờ là ngôi Cực lạc
về sau vậy.
(*1) Theo sách Tây thì quan thứ năm là da. Ðây tôi đề là Thân cũng vậy vì cả châu thân đều bọc da.
(*2) Tham lam trộm cướp có nhiều cách:
- Làm quan hà lạm của dân, làm chủ lường công cướp việc, ấy là cách cướp giựt của người thượng phẩm.
- Bán buôn lường thăng tráo đấu, xúi kiện thưa đặng hưởng huê hồng, gạt người lấy của, ấy là cách cướp
giựt của hàng trí thức.
- Lấy xâu ăn đầu, cờ gian, bạc lận, làm tớ ăn lời chủ, đào hầm khoét vách, cướp giựt hành hung, ấy là thủ
đoạn của phường hạ tiện.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 16 / 32
THẦN KINH
Thần kinh là đàn lạc chạy theo xương thịt, có dây có sợi mà trắng, bắt từ óc và cốt
chỉ trong xương sống tua ra khắp thân hình. Nhờ nó mà châu thân chuyển động và hay
biết về việc nhức đau, nóng lạnh, vân vân.
Có ba thứ thần kinh:
1. Thứ làm cho giãn ra.
2. Thứ làm cho co vô (hay thứ này gọi là vận động thần kinh).
3. Thứ làm cho hay biết nóng lạnh, đau nhức. (thứ gân này gọi là tri giác
thần kinh).
Ví dụ ta muốn giơ tay ra, linh hồn ta sai khiến loại thần kinh thứ nhứt, đoạn nó giãn
ra rồi tay ta mới giơ ra hoặc giơ lên được. Khi ta muốn co tay vô, linh hồn ta sai khiến
loại thứ nhì, đoạn nó rút lại rồi tay ta mới co vô được (hai thứ này chẳng khác nào dây
trân để làm cho máy chạy vậy).
Khi ta đứt tay, loại thần kinh thứ ba tiếp lấy sự đau đớn rồi chạy cho giác hồn hay
biết (xin xem bài giải về Tinh, Khí, Thần). Thứ này chẳng khác nào dây điển để truyền sự
đau đớn, nhức nhối, nóng lạnh cho giác hồn vậy.
Ngoài ba thứ này lại có một bộ thần kinh khác không tùng lấy linh hồn mà cũng
không ăn chịu với giác hồn nữa. Bộ thần kinh này làm cho trái tim thoi thóp, huyết vận
chuyển, phổi hô hấp, tì vận động. Ta không thế nào muốn cho trái tim không thoi thóp,
huyết mạch không vận chuyển, phổi không hô hấp được v.v., vì linh hồn không phải sai
khiến nó được, thậm chí khi ta ngủ, tim, phổi, tì vị, huyết mạch cũng vận động luôn luôn,
bộ thần kinh này gọi là giao cảm thần kinh (Grand sympathique). Giao cảm thần kinh lại
do theo sanh hồn, sanh hồn còn nó còn hành sự, sanh hồn dứt (tức là thác) nó phải ngưng
vậy. Tuy gọi là vô khiển mặc dầu, chớ nếu ta biết phép luyện sanh hồn (luyện thần) ta
cũng có thể điều khiển nó được vậy.
Bên xứ Ả Rập (Arabic), các thầy tu gọi là Pha-kia (fakir) thường luyện đặng phép
mầu ấy, họ muốn làm cho trái tim không động, mạch máu không chạy, hơi thở ngưng lại
dễ như chơi vậy. Thậm chí có nhiều thầy cao đệ hay dùng phép trá tử (giả chết) trong đôi
ba tháng rồi sống lại như thường.
Tóm lại sự thần thông quảng đại,phép tắc thiêng liêng của Tạo Hóa, ta đã sẵn trong
mình (vì ta là Tiểu Thiên Ðịa) tại ta không tìm kiếm đó thôi, nếu ta biết phương phép
luyện tự nhiên đoạt máy Càn Khôn.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 17 / 32
CHƯƠNG THỨ NHÌ
TINH KHÍ THẦN
Trời có Tam Bửu (ba vật báu) là: Nhật, Nguyệt, Tinh. Ðất có Tam Bửu là: Thủy,
Hỏa, Phong. Người có Tam Bửu là: Tinh, Khí, Thần. Tinh, Khí, Thần là gì và bởi đâu mà
ra?
Khi mở mang Trời Ðất, người mà Tạo Hóa sanh ra trước hết gọi là Nguyên nhân
(êtres créés) (xin xem bài giải riêng), Nguyên nhân này do khối Linh quang của Tạo Hóa
nảy ra (émanation divine). Trong khối Linh quang của Tạo Hóa có ba ngươn gọi là Tam
Hồn:
1. Linh hồn (Âme intelligente)
2. Sanh hồn (Âme aérienne ou vitale)
3. Giác hồn (Âme spermatique ou sensitive)
Tuy là ba Ngươn hồn chớ cũng pha lẫn nhau làm một, cho nên một mà ba, ba mà
một.
Nguyên nhơn bởi thọ điểm trong khối Linh quang của Tạo Hóa thì vẫn đủ ba hồn
ấy:
Linh hồn tức là bổn nguyên của ngươn THẦN.
Sanh hồn tức là bổn nguyên của ngươn KHÍ.
Giác hồn tức là bổn nguyên của ngươn TINH.
Nhờ Linh hồn mới có tính khôn ngoan, biết nghĩ suy xem xét đủ điều.
Nhờ Sanh hồn mới có sự sống.
Nhờ Giác hồn mới biết đau đớn, nóng lạnh, mệt khỏe v.v.
Khi Nguyên nhân chưa mang lấy xác phàm (*1) thì Giác hồn chưa biết đau đớn,
nóng lạnh, mệt khỏe là vì chưa có phần vật chất.
Lần lần Nguyên nhân lại dùng vật thực huyết nhục mà xác thanh khiết phải hóa ra
trọng trược, thêm nỗi dâm tình vọng động mà biết trần lỗ. Vật ăn uống đều có chất sanh,
những chất sanh ấy ăn vào cấu kết lại thành khối mà làm xác phàm (formation des
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 18 / 32
cellules), có xác phàm rồi mới biết nóng lạnh, có trần lỗ mới biết hổ ngươi, vì vậy mới
chầm lá cây để che thân thể, sau lần lần dùng đến da thú vật, v.v.
Nguyên bổn của Tinh, Khí, Thần là vậy đó. Ðây xin giải ra từ ngươn để cho mọi
người dễ hiểu hơn:
1.- Cai quản về phần trí, trí lại tự óc (não) mà ra, nên thường gọi tiếng chung là
trí não. THẦN là vật thiêng liêng (*2) thường thường ở tại mắt, tuy vậy chớ nội châu
thân chỗ nào đến cũng được cả.
2.- KHÍ là hơi thở, trong hơi thở đều có chất sanh để bảo tồn sự sống. Con người
mới sanh ra, khóc ré lên, châu thân vận chuyển, rồi tiếp lấy thanh khí vào mình. Ở ngoài,
thanh khí thuộc về Tiên Thiên (*3) trong sạch, khí thở vào mình rồi bị nhiễm lấy vật chất
xác phàm mà hóa ra Hậu Thiên ô trược (xin xem bài giải về tạng Phế).
3.- TINH thuộc về lưu chất (mình nước) sết sết mà trong. Nhờ TINH mà con người
mới có sức lực, nối dòng giống và tạo Nhị xác thân. Trong phần TINH cũng có chất sanh,
chia ra làm ba, một phần trong sạch hơn hết gọi là tinh ba xông lên thành hơi (TINH hóa
KHÍ) hiệp với KHÍ, THẦN mà tạo Nhị xác thân (Périsprit) (xin xem bài giải riêng), một
phần xông lên vào theo lỗ xương sống (canal rachidien) đến tận óc để làm khí lực
(énergie) cho bộ thần kinh vận chuyển, một phần nữa là phần cặn cáu để nảy sanh dòng
giống.
Ở đời, ai ai cũng cần phải làm lụng mới có mà ăn, phải lo lường, tính toán mới ra
tiền bạc, phải giao cấu nhau mới sanh con nối hậu. Hễ lao động nhiều phải lao lực (KHÍ),
lo lường, tính toán nhiều phải hao THẦN, dâm dục nhiều tổn TINH, thêm nỗi thất tình,
lục dục làm cho thân phàm phải mau hao mòn tiều tụy. Cho nên người càng già càng suy
nhược, vì ba báu ấy càng bữa càng hao mòn rồi rốt cuộc phải chết, tỉ như thắp đèn càng
thắp càng hao dầu, khi hết dầu đèn phải tắt. Ấy là cuộc Dinh Hư Tiêu Trưởng vậy. Muốn
sống lâu phải tránh mấy điều tổn mạng vừa kể trên đó đi.
Còn muốn siêu Phàm nhập Thánh, ta cần phải luyện TINH, KHÍ, THẦN mới được.
(*1) Khi Nguyên nhân chưa mang xác phàm thì còn thuộc về Thiên Tiên, vật chất ăn vào cấu kết thành xác
phàm thuộc Hậu Thiên cho nên sách gọi "Thiên sanh, Ðịa thành".
(*2) Thiêng liêng là không thấy, nghe, rờ rẫm được.
(*3) Tiên Thiên là sanh trước Trời, không hình dạng, trong sạch như không khí, điển quang, v.v. Hậu Thiên
là sanh sau Trời, thuộc về vật chất trọng trược.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 19 / 32
PHẢI HIỆP TINH, KHÍ, THẦN LÀM MỘT
Tinh, Khí, Thần là bổn mạng của con người. Muốn siêu Phàm nhập Thánh mà trở
về với Tạo Hóa thì phải luyện Tinh hóa Khí, rồi luyện Khí hóa Thần cho ba vật báu ấy
hiệp lại làm MỘT điểm linh quang, mới có thể hiệp MỘT với khối linh quang của Tạo
Hóa mà đắc kiếp.
Luyện Tinh Hóa Khí
Tinh vẫn thuộc về lưu chất, muốn luyện cho thành hơi (khí), ta phải nấu nó ra hơi,
như nấu nếp đặt rượu vậy, gọi là Hỏa Hầu (Tôn chỉ quyển sách này chỉ luận sơ lược về
châu thân mà thôi), muốn biết cách luyện Tinh, Khí, Thần thể nào xin xem lấy Ðơn Kinh,
song Ðơn Kinh có nhiều chỗ mắc mỏ, có xem thì hiểu chút đỉnh vậy thôi, chớ chỗ cao
sâu, huyền bí không thể nào thấu đáo, chỗ huyền bí duy có nhờ Thầy ta chỉ bảo mà thôi.
Nhiều ông do nơi Ðơn Kinh luyện đạo, bị nhiều chỗ hiểu lầm, luyện đạo không thấy ấn
chứng lại còn hại cho tinh thần là khác.
Luyện Khí Hóa Thần
Tuy luyện Tinh hóa Khí rồi, chớ khí ấy còn thuộc về Hậu Thiên, ta còn phải lọc đi
lược lại theo phép Vận Châu Thiên cho khí trở nên nhẹ nhàng trong sạch, cho Hậu Thiên
Khí đổi lại Tiên Thiên Khí mới có thể hiệp làm một với Thần được, sách gọi là Âm
Dương tương hiệp (xin xem bài giải về Âm Dương).
Luyện Thần Hườn Hư (*1)
Chừng ấy Thần ta đã đầy đủ rồi, song chưa hiện xuất dương thần ra được. Ta cần
phải luyện sao cho nó trở nên như khí Hư Vô, mới nhẹ nhàng hơn không khí, rồi mới có
thể trở lại Hư Vô chi khí, hiệp làm một với Tạo Hóa gọi là đắc đạo.
Chơn linh của Tạo Hóa do nơi khí Hư Vô sanh ra. Khí Hư Vô là gì? Là khí không
không, tự nhiên mà có, không sanh, không tuyệt, không trước, không sau, xem không
thấy, lóng chẳng nghe, rờ không đụng. Mình không thế nào tìm ra cỗi rễ, mà dầu muốn
tìm ra cũng không có. Cho hay vật chi cũng có căn bổn. Chúng ta lấy căn bổn Càn Khôn
Thế Giái là khí Hư Vô thì đủ, nếu hỏi dần lân hoài như vầy: "Vật chi sanh ra khí Hư Vô,
rồi vật chi lại sanh ra vật mà sanh ra khí Hư Vô đó?". Nếu hỏi như vầy thì ngồi mà hỏi
cho đến chết cũng chưa dứt câu hỏi được.
Chơn linh của con người cũng do nơi khí Hư Vô, luyện Thần mình trở lại Hư Vô
chi khí, thì là trở về căn bổn đó.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 20 / 32
Như chúng ta bền tâm tu luyện cho nhằm cách thức Thầy ta chỉ vẽ, thì chúng ta có
thể hiện xuất dương thần trong khi còn tại thế mà vân du thiên ngoại. Theo luật nặng nhẹ
tự nhiên (loi de la Pesanteur), thì vật chi nhẹ hơn không khí đều được bay lên, vật chi
nặng hơn phải rơi xuống. Ví dụ: Hút một điếu thuốc, khói thì bay lên vì nhẹ hơn không
khí, còn tàn thuốc thì nặng hơn nên phải rớt xuống. Khi hồn ta lìa xác, nếu nhẹ hơn
không khí, thì theo Nê Hườn Cung mà bay lên, nếu nó nặng hơn không khí, thì nó phải
theo cửu khiếu mà đọa xuống. Có người thác rồi, lỗ tai, con mắt, mũi, miệng đều ra máu,
là tại hồn xuất mạnh quá.
(*1) Trước khi tạo Thiên lập Ðịa là lúc Hỗn độn sơ khai (chaos) nghĩa là lúc sơ khởi khí Vô Cực, thì chưa
có Trời Ðất, nhơn vật chi hết. Cái không không, mờ mờ đó là Hư Vô, là bổn căn tánh thể ta vậy. Ta do gốc
đó mà sanh ra, trở về Hư Vô chi khí gọi là Hườn Hư.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 21 / 32
NGUYÊN NHÂN VÀ HÓA NHÂN
Trong vạn loại, từ vật chất đến con người, thảy thảy có chất sanh (électron) (cái
chất sanh ấy do nơi khối Linh quang của Tạo Hóa ban cho). Kiếp luân hồi lại bắt từ vật
chất đến thảo mộc, từ thảo mộc lên thú cầm, từ thú cầm đến nhơn loại: Nhơn loại còn
phải luân đi chuyển lại muôn vàn kiếp nữa mới đặng hoàn toàn. Ấy là cuộc luân chuyển
theo luật tự nhiên của Càn Khôn, Thế Giái (évolution). Người mà do phép luân chuyển ấy
sanh ra, nghĩa là bắt từ vật chất phát sanh, gọi là Hóa nhân (êtres évolués). Con người của
Tạo Hóa sai xuống lúc ban sơ để lập nên nhân loại, sau buổi tạo Thiên lập Ðịa thì gọi là
Nguyên nhân (êtres créés). Nguyên nhân cũng phải chuyển kiếp luân hồi như Hóa nhân
vậy. Nguyên nhân thường gọi là kẻ có tiền căn, cựu vị.
Luân hồi chuyển kiếp chẳng khác nào sự hô hấp huyết mạch trong châu thân.
Huyết trong trái tim tua ra khắp châu thân, rồi trở lên phổi nhuận sắc lại cho trong sạch
đặng trở về tim. Thái Cực chẳng khác nào trái tim, người đắc đạo hườn nguyên hiệp nhứt
với Thái Cực (Ðấng Tạo Hóa) thì cũng như huyết nhuận sắc rồi trở về hiệp làm một với
trái tim vậy. Cho nên châu thân con người gọi là Tiểu Thiên Ðịa thì phải lắm. Muốn rõ
cách chuyển kiếp thể nào xin xem hình sau đây
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 22 / 32
VẠN LOẠI CHUYỂN KIẾP ÐỒ
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 23 / 32
NHỊ XÁC THÂN
Nhị xác thân là gì? Là thân thứ hai của con người (thân thứ nhứt tức là thân phàm,
xác thịt). Có kẻ gọi là tướng tinh. Khoa học Tây có chỗ gọi là Périsprit, có chỗ gọi là
Double, hoặc là Corps astral. Nhị xác thân thuộc về lưu động chất (fluide) là vật thiêng
liêng, cho nên mắt không thấy đặng, nhưng có khi nó cũng có thể hiện hình ra cho người
ta thấy, nên gọi là bán hữu hình. Cái nhị xác thân của người nào thì lấy in theo hình ảnh
của người nấy như rập vậy. Nhị xác thân chánh là xác thiệt của phần hồn. Khi hồn còn ở
xác phàm, nhị xác thân cũng ở theo xác phàm, hễ hồn lìa khỏi xác phàm thì nhị xác thân
cũng thoát ra theo bao bọc Linh hồn.
Kẻ thác rồi mà hiện ra cho người ta thấy (thường gọi là ma hiện hình) là hiện hình
cái nhị xác thân ấy (Metérialisation du Périsprit).
Kẻ tu đắc đạo rồi có thể ngồi một chỗ mà xuất nhị xác thân ra khỏi xác phàm, rồi
cũng đi đứng, nói năng như thường, con mắt phàm không thế nào phân biệt nó với xác
thịt được.
Nhị xác thân của Thần, Thánh, Tiên, Phật lại huyền diệu vô cùng, trong nháy mắt
dạo khắp ba ngàn thế giái, núi non, cây cối, sắt đá chi chi cũng qua được là vì nhị xác
thân thuộc lưu động chất, mà lưu động chất của Tiên, Phật lại thuộc về Cao Thiên Khí,
cho nên không vật chi cản ngăn được hết.
Trong một cái xác phàm tinh khiết mới có được nhị xác thân tinh khiết. Mà muốn
cho xác phàm tinh khiết thì chẳng nên dùng vật thực huyết nhục là vật chất nặng nề, ô
trược. Vì vậy nên muốn luyện đạo cần phải trường trai, vì đồ chay thuộc về thảo mộc,
nhẹ nhàng tinh khiết.
______________________________________________________________________________________
CHÂU THÂN GIẢI Trang 24 / 32
ÂM DƯƠNG LUẬN
Tôn chỉ sách này là luận về châu thân mà thôi, muốn cho rõ nghĩa hai chữ Âm
Dương là chữ tôi thường dùng trong sách, nên xin giải sơ lược ra đây.
Dương là sáng, Âm là tối. Theo Trời Ðất thì ngày là Dương, đêm là Âm, cho nên
mặt trời gọi là Thái Dương, mặt trăng gọi là Thái Âm. Dương khí là khí nóng, trong sạch
nhẹ nhàng, Âm khí là khí lạnh (nguội), ô trược, nặng nề. Thần Tiên thuộc về Dương thần,
nhẹ nhàng mà siêu thăng, Tà Ma thuộc về Âm thần, ô trược, nặng nề, phải đọa giáng.
Các tin khác
- THÔNG ĐIỆP NĂM 1928 CỦA THẦN LINH LÉON DENIS LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO CAO ĐÀI (2024-10-20 13:15:23)
- KÝ SỰ BUỔI LỄ KHAI MẠC MÔN TÔN GIÁO CAO ĐÀI TẠI ĐẠI HỌC MISSOURI, HOA KỲ (2019-09-07 10:08:11)
- PHÁI ĐOÀN HỘI THÁNH CAO ĐÀI TTTN HOÀN THÀNH SỨ MẠNG LỊCH SỬ TRONG CÔNG CUỘC GIAO HẢO VỚI DUY TÂM THÁNH GIÁO (WEIXIN SHENGJIAO) Ở ĐÀI LOAN. (2018-07-17 07:36:23)
- LỊCH SỬ 60 NĂM BANG GIAO GIỮA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ OOMOTO GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT HỌC GIẢ NGƯỜI NHẬT BẢN (1935-1995) (2017-08-26 00:44:12)
- THUYẾT TRÌNH VỀ ĐẠO CAO ĐÀI TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CÁC TÂN TÔN GIÁO TẠI ĐẠI HÀN (2016-06-24 00:00:51)