69 SINH VIÊN HỒI GIÁO CHỌN MÔN “TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO CAO ĐÀI” TRONG NĂM 2016
Cập nhật 2015-12-29 10:14:38
(Tin Dhaka ngày 28/12/2015- Bản báo cáo về lớp học “Truyền thống Tôn giáo Cao Đài” của Giáo sư Phụ Khảo (Associate Professor) Mohammad Jahangir Alam)
Văn bằng cử nhân văn chương bốn năm ở Phân Khoa Tôn Giáo và Văn Hóa Thế Giới của Viện Đại học Dhaka, Bangladesh, đòi hỏi sinh viên phải học 28 trong 38 môn học. Tất cả các môn học được phân phối trong 8 học kỳ với mục đích hoàn tất 2 học kỳ mỗi năm. Vì trong chương trình học có hơn 28 môn, sinh viên phải học theo cách luân chuyển. Do đó, Ủy Ban Học Vụ của Phân Khoa phải họp lại để quyết định chọn một số môn học luân phiên cho mỗi 2 năm. Đây là một công việc thường lệ của Phân Khoa để ấn định những môn học nào được dạy và môn học nào được loại khỏi danh sách mỗi kỳ 2 năm, làm sao cho tất cả các môn học lần lượt được giảng dạy. Như thế, môn “Truyền thống tôn giáo Cao Đài”, mã số WRC H 404, được loại khỏi danh sách trong năm 2011 và được nhập trỡ lại trong năm 2013 theo tiến trình luân chuyển của các môn học. Thật ra không môn học nào được đặt ưu tiên hơn các môn khác. Tất cả các môn đều có giá trị như nhau và được giảng dạy với cùng tầm quan trọng như nhau. Tuy nhiên từ năm 2013 trỡ đi, thì mỗi năm đều có môn học Cao Đài này.
Môn “Truyền thống tôn giáo Cao Đài” được giảng dạy trong học kỳ thứ 7, nghĩa là vào năm thứ 4 của chương trình Cử Nhân. Năm nay 2016, có tất cả 69 sinh viên ghi danh môn học này (năm thứ 4 của niên học 2012-2013) và gồm có 38 nam và 31 nữ. Ngày khai giảng môn Cao Đài là ngày 4/1/2016.
Xin nhắc lại là Giáo sư Tiến sĩ Kazi Nurul Islam, người sáng lập Phân Khoa Tôn Giáo và Văn Hóa Thế Giới của Đại Học Dhaka, đã đề xuất đưa tôn giáo Cao Đài vào chương trình học vấn vào năm 2005, khi tham dự một Hội Nghị Quốc Tế về Tôn Giáo ở thành phố Budapest và được nghe thuyết trình về Đạo Cao Đài của Lễ Sanh Thượng Cảnh Thanh (Trần Quang Cảnh) lúc đó còn làm Hội Trưởng Hội Đồng Đại Diện Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài Hải Ngoại. Lễ Sanh Thượng Cảnh Thanh đã tích cực phụ giúp GSTS Islam trong việc thiết kế chương trình học vấn cũng như cung cấp tài liệu, video hình ảnh cho lớp học.
Sau đó có hai nghiên cứu sinh Mohammad Jahangir Alam và Mohammad Shaikh Farid đã được cấp bằng Thạc sĩ Cao Đài Giáo (Master of Philosophy in Caodaism) dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Kazi Nurul Islam và Lễ Sanh Thượng Cảnh Thanh lần lượt vào năm 2009 và 2010. Cần nói rõ rằng đây là những người đầu tiên có bằng cấp Thạc Sĩ về Cao Đài Giáo trong lịch sử của Khoa Tôn Giáo và Văn Hóa Thế Giới của Trường Đại Học Dhaka, cũng như trong lịch sử của Đạo Cao Đài. Ngày nay cả hai đều là Giáo Sư Phụ Khảo (Associate Professor) giảng dạy ở Khoa Tôn Giáo và Văn Hóa Thế giới từ năm 2008 về môn Lịch sử và Văn Hóa Đạo Cao Đài.
Ngoài ra Giáo Sư Phụ Khảo Alam cũng đã hoàn tất chương trình học tiếng Việt trong năm 2014 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở thành phố Hồ Chí Minh dưới sự bảo trợ cấp học bổng của Hội Thánh Cao Đài TTTN. Hiện tại GS Alam đang soạn thảo luận án Tiến Sĩ của mình song song với việc giảng dạy môn Truyền Thống Tôn Giáo Cao Đài ở lớp học. Trong vòng 1 năm nữa, GS Alam sẽ là vị Tiến Sĩ Cao Đài Giáo đầu tiên trên thế giới.
Bản Thông Báo phổ biến môn Truyền Thống Tôn Giáo Cao Đài (mã số lớp học là WRC H404) của Trường Đại Học Dhaka, có liệt kê mục đích môn học như sau :
-
Môn học được thiết kế giúp sinh viên hiểu biết về Đạo Cao Đài từ ngày thành lập đến thời đại ngày nay: nguồn gốc về lịch sử của Đạo Cao Đài và Đạo Cao Đài trong môi trường văn hóa Việt Nam.
-
Sinh viên sẽ có kiến thức sâu rộng về niềm tin tôn giáo và về các nghi tiết hành đạo.
-
Sự nhấn mạnh đặc biệt về thần học và triết học của tôn giáo Cao Đài: nguồn gốc cơ bản, Đạo đức học, Khái niệm về Thượng Đế, Tính đồng nhất của nhân loại và Tính đồng nhất của Đạo.
-
Ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Khổng, đạo Phật đối với đạo Cao Đài; Đạo Cao Đài trong thời hiện đại của nước Việt Nam, Cambodia, Úc và Hoa Kỳ.
Theo sự sắp xếp của Ủy Ban Học Vụ cho niên học 2012-2013 thì tất cả Sinh viên bắt buộc phải ghi tên học môn Cao Đài Giáo vào năm thứ tư của chương trình Cử Nhân trong năm 2016. Tất cả các môn học đều ngang nhau và dưới hệ thống học kỳ lục cá nguyệt, mỗi môn học được 100 điểm. Trong một niên học thì có 2 lục cá nguyệt và Sinh viên bắt buộc phải học 8 lục cá nguyệt trong 4 năm thì mới được cấp văn bằng Cử Nhân. Cho nên, vào năm thứ 4 thì có học kỳ lục cá nguyệt thứ 7 và thứ 8, có nghĩa là môn Cao Đài Giáo được giảng dạy vào học kỳ lục cá nguyệt thứ 7. Khi chương trình Cử Nhân của niên học 2012-2013 bắt đầu thì các Sinh viên chính thức học môn Cao Đài vào năm 2016. Được biết thêm là những Sinh viên lớp Thạc Sĩ cũng có thể ghi danh vào lớp học Cao Đài này nếu muốn để hoàn tất các môn học về Thạc Sĩ của mình.
Sau đây là thống kê về số sinh viên được chấm đậu môn Cao Đài Giáo :
-
Niên khóa 2005-2006, hoc môn Cao Đài trong năm 2009 : có 35 sinh viên (đậu 100%)
-
Niên khóa 2006-2007, không có môn Cao Đài Giáo
-
Niên khóa 2007-2008, học môn Cao Đài trong năm 2011 : có 42 sinh viên (đậu 100%)
-
Niên khóa 2008-2009, không có môn Cao Đài Giáo
-
Niên khóa 2009-2010, học môn Cao Đài trong năm 2013 : có 52 sinh viên (đậu 100%)
-
Niên khóa 2010-2011, học môn Cao Đài trong năm 2014 : có 46 sinh viên (đậu 100%)
-
Niên khóa 2011-2012, học môn Cao Đài trong năm 2015 : có 47 sinh viên (đậu 100%)
-
Niên khóa 2012-2013, học môn Cao Đài trong năm 2016 : có 69 sinh viên (đậu 100%)
Muốn biết thêm chi tiết về Phân Khoa Tôn Giáo và Văn Hóa Thế Giới của Đại Học Dhaka, Bangladesh, xin vào link sau đây :
http://www.du.ac.bd/academic/department_item/CRL
Sinh Viên trong lớp học Truyền Thống Tôn Giáo Cao Đài (6/2015)
(Viện Đại Học Dhaka, Bangladesh)
Giáo Sư Alam và các Sinh Viên đang thi môn Cao Đài (6/2015)
Quang cảnh lớp học tháng 01/2016