• Trang chủ
  • Tin tức đạo sự
  • TÌM HIỂU TÒA THÁNH VATICAN VÀ HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN (PONTIFICAL COUNCIL ON INTER-RELIGIOUS DIALOGUE)

TÌM HIỂU TÒA THÁNH VATICAN VÀ HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN (PONTIFICAL COUNCIL ON INTER-RELIGIOUS DIALOGUE)

Cập nhật 2017-05-03 11:40:15

Lễ sanh Ngọc Duyên Thanh (3/5/2017)
 
Phái đoàn Hội Thánh do Ngài Đầu sư Thượng Tám Thanh hướng dẫn sẽ viếng thăm chánh thức Toà Thánh Vatican vào tháng 5 năm 2017, theo lời mời của Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thọai Liên Tôn (Pontifical Council on Inter-religious dialogue) của Tòa Thánh, sẽ được vị Tổng Thư Ký của Hội Đồng hướng dẫm tham quan những nơi nổi tiếng của Tòa Thánh như Vương cung Thánh đường Thánh Peter (Saint Peter’s Basilica) đẹp nhất thế giới, Quảng trường Thánh Peter (St Peters’ square) nơi Đức Giáo Hoàng ban huấn từ, và nhất là Thư viện Vatican và Bảo tàng viện Vatican (Vatican museum) với nhiều danh họa nổi tiếng vẽ trên trần nhà.
 
Chúng tôi xin trình bày về Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn của Tòa Thánh.
 
I- Tòa Thánh Vatican và Giáo triều Rôma.
 
Tên Vatican có từ thời xa xưa, trước khi Ki tô giáo ra đời, xuất từ chữ La tinh Mons Vaticanus nghĩa là ngọn đồi Vatican. Lãnh thổ Vatican là một phần của Mons Vaticanus, và sát kề cánh đồng Vatican nơi Vương cung Thánh đường Thánh Pherô, Cung điện Giáo Hoàng, Nhà nguyện Sistine, và nhiều viện Bảo tàng được xây dựng, cùng với nhiều công trình kiến trúc khác.
 
Thành Vatican (Vatican city) tên chính thức là Thành quốc Vatican (Stato della Cittàdel Vaticanae) là một quốc gia có chủ quyền, với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Rôma, Ý, với diện tích khoảng 44 hecta (110 mẫu Anh), và dân số khoảng 880 người, khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành phố, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về gốc độ diện tích và dân số. Quốc gia nầy được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Lateranô với tư cách là hậu thân của Quốc gia Giáo hoàng, vốn rộng lớn hơn, tồn tại từ năm 756 tới 1870 sau công nguyên.
 
Vì được Giáo Hoàng lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền. Các viên chức cao cấp nhứt của nhà nước nầy đều là các giáo sĩ thuộc giáo hội Công giáo Rôma, từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh, nơi có Điện Tông Tòa của ĐGH, và nơi đặt cơ quan của Giáo triều Rôma.
 
Giáo triều Roma (la tinh: La Curia Romana) là cơ quan điều hành trung ương, được Giáo Hoàng trao quyền quản lý Thành quốc Vatican và phục vụ Giáo Hội Công giáo. Giáo triều Rôma hiện nay gồm có 3 Phủ Quốc Vụ Khanh, 9 Thánh Bộ, 3 Tòa Án, 11 Hội Đồng và 3 văn phòng. Cơ chế nầy có vẽ giống như cơ chế tam quyền phân lập của các nhà nước thế tục. Các Thánh Bộ được coi như Cơ quan Lập Pháp, Tòa Án là Cơ quan Tư Pháp, các Hội Đồng là Cơ quan Hành pháp.
 
Thành quốc VaticanTòa Thánh (Sancta Sedes) là 2 thực thể riêng biệt. Trong khi Vatican là thuật ngữ thường để chỉ lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, gắn bó mật thiết với thành phố Rôma. Thì Tòa Thánh lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn trên khía cạnh tôn giáo, và cơ cấu điều hành với trên 1, 2 tỷ tín hữu trên thế giới. Tòa Thánh chỉ Giáo phận Rôma, nơi Giáo Hoàng cai quản với tư cách Giám mục. Theo giáo luật công giáo, danh từ Tòa Thánh và Điện Tông Tòa dùng để chỉ chung cho Giáo Hoàng và Giáo triều Rôma. Văn kiện chính thức của thành phố được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu ban hành bằng tiếng La Tinh.
 
II- Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn (Pontifical Council on Inter-Religious Dialogue)
 
Trong các Hội đồng nói trên có Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên Tôn (viết tắt là HĐĐTLT, hay còn gọi là Hội đồng Cố Vấn Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn). Hội đồng nầy có nhiệm vụ cổ vủ việc nghiên cứu và đối thoại, nhằm gia tăng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Ki tô giáo và các tôn giáo khác trên thế giới.
 
* 1- Tổ chức và nhiệm vụ của HĐĐTLT. 
 
A/ Tổ chức: Gọi là Hội đồng Tòa Thánh (hay Hội đồng Giáo Hoàng, Pontifical Council) là một Hội Đồng ở cấp Tòa Thánh tức cơ quan trung ương quan trọng trực thuộc Đức Giáo Hoàng (ĐGH).
 
Lịch sử của Hội đồng nầy bắt đầu từ ngày lễ Hiện xuống năm 1964, ĐGH Phao lô VI đã thiết định một cơ quan chuyên biệt của Giáo triều Rôma phụ trách việc quan hệ với những tổ chức thuộc các tôn giáo khác. Ban đầu cơ quan nầy mang tên là “Văn phòng về những tín hữu về Ki tô giáo”, đến năm 1988 thì được đổi thành “Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên tôn” (Pontifical Council on Inter-Religious dialogue)
 
HĐĐTLT là cơ quan trung ương của Giáo hội công giáo nhằm cổ vỏ việc đối thoại liên tôn giáo theo tinh thần Cộng đồng Vatican II, nhất là tuyên ngôn”Nostra Aetate” (Liên lạc giữa các Giáo Hội các tôn giáo ngoài Ki tô giáo).
 
Quỹ “Nostra Aetate”, được thành lập vào năm 1990, có mục tiêu khuyến khích đối thoại liên tôn thông qua việc trao học bỗng cho những người trẻ tuổi của các tôn giáo khác mong muốn tìm hiểu thêm kiến thức về Đạo Thiên Chúa qua con đường học tập ở một học viện của Tòa Thánh Vatican. Khi kết thúc khóa học, những người nầy sẽ hồi hương, để giảng dạy về Thiên Chúa giáo và tham gia vào các hoạt động đối thoại liên tôn. Quỹ nầy cũng hổ trợ những sáng kiến phát huy đối thoại liên tôn cho những người địa phương.
 
Thành viên của Hội Đồng gồm 35 Hồng Y và Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới. Cách 2 hay 3 năm một lần, HĐ tổ chức Hội nghị khoáng đại để thảo luận những vấn đề quan trọng và định ra đường hướng hoạt động của Hội Đồng.
 
Ngoài ra, có khoảng 50 người được gọi là nhà cố vấn, các chuyên viên nghiên cứu về tôn giáo hoặc về thực hành đối thoại liên tôn, từ tất cả các Châu lục. Họ hỗ trợ HĐĐTLT bằng việc nghiên cứu thông tin và đưa ra các đề nghị. Các phiên hợp định kỳ của các cố vấn thường được tổ chức theo châu lục.
 
Ban Điều Hành hay Văn phòng thường trực được đặt tại Rôma gồm Chủ tịch,Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký :
 
Chủ tịch: Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran (người Pháp)
Tổng Thư ký: Đức Giám Mục Miguel Angel Ayuso Guixot.
Phó Tổng thư ký: Linh mục Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage.
Và nhiều thành viên khác.
 
HĐĐTLT có 6 Ban: 1/ Islam deck (Ban Hồi giáo), 2/ Desk for Hinduism, Jainism and Sikhism (Ban Ấn giáo, Jaini Giáo, và Sikh giáo), 3/ Buddhism desk (Ban Phật giáo), 4/ Desk of Africa and Traditional Religion (Ban tôn giáo truyền thống và châu Phi), 5/ Sect of new Religious Movements (Ban phụ trách các Tân tôn giáo), 6 /Pro-dialogo Bulletin (bản tin đối thoại Pro-dialogo).
 
Đạo Cao Đài nếu được Tòa Thánh Vatican nghiên cứu sẽ thuộc Ban 5 về các tân tôn giáo.
 
B / Nhiệm vụ: Có 3 nhiệm vụ:
 
- Cổ vỏ sự hiểu biết, tôn trọng và hợp tác giữa Giáo hội công giáo và các tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác.
- Khuyến khích việc nghiên cứu về tôn giáo.
- Đào tạo những người chuyên trách việc đối thoại.
Đối thoại là sự thông đạt 2 chiều. Nó bao hàm việc nói và lắng nghe, cho và nhận, để phát triển và làm phong phú hỗ tương cho nhau. Đối thoại bao gồm việc làm chứng cho đức tin riêng của tôn giáo mình, cũng như việc khai mở đối với niềm tin của tha nhân. Điều nầy không đối nghịch với sứ mạng của giáo hội và cũng không phải là phương pháp mới nhằm cải đạo sang ki tô giáo. Điều nầy đã được khẳng định rõ rang trong thông điệp “Redemptoris Missio’của ĐGH Gian Phao lô II. Quan điểm nầy cũng được triển khai trong các văn kiện của HĐĐTLT : Thái độ của Giáo hội công giáo đối với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, Suy nghĩ về Đối thoại với các tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác, Suy nghĩ về Đối thoại và sứ vụ (1984), Đối thoại và Rao truyền (1991)”.
 
 HĐĐTLT chỉ giới hạn hoạt động của mình vào những vấn đế tôn giáo.
 
2/ Hoạt động.
 
HĐĐTLT đón tiếp các vị lãnh đạo tôn giáo. Họ được mời đến đối thoại với các thành viên chuyên trách. Khi thích hợp sẽ có thể sắp xếp buổi triều kiến Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra cũng có những cuộc gặp gỡ với các Giám mục đến Rôma để triều kiến Đức Giáo Hoàng theo định kỳ năm (Ad Limina) và với các đoàn khách khác.
 
Chủ tịch và Tổng Thư ký cũng như các viên chức khác của HĐĐTLT thường du hành đến nhiều Quốc gia với mục đích thăm chào, gặp gỡ tín đồ và những nhà lãnh đạo các tôn giáo bạn để gia tăng sự hiểu biết và hợp tác, cùng khuyến khích việc đối thoại liên tôn. Còn các Giám mục địa phương tham gia với HĐĐTLT như một nguồn nhân lực cần thiết vì hiểu rõ được tình hình tôn giáo địa phương để đưa ra những giải pháp thích nghi cho cuộc đối thoại.
 
Hội đồng tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại, hoặc một cách thường xuyên hơn, tham dự các cuộc gặp gỡ đối thoại do các cơ quan khác tổ chức ở cấp vùng, quốc gia hay quốc tế. Những cuộc hội hợp nầy có thể song phương hay đa phương.
 
HĐĐTLT thường xuất bản một số sách và tập san về nhiều khía cạnh khác nhau của việc đối thoại liên tôn, kết quả của những cuộc gặp gỡ đối thoại liên tôn do Hội đồng tồ chức. Một tập san gọi là “Pro- Dialogue” được ấn hành định kỳ 3 lần một năm, gồm những văn kiện quan trọng của Giáo hội về đối thoại, các bài viết về hoạt động đối thoại liên tôn trên toàn thế giới.
 
Lễ sanh Ngọc Duyên Thanh (viết theo Wikipedia)
 
 
St. Peter's Square
 
Trong Bảo Tàng Viện Vatican
 
 
Quảng Trường St. Peter nhìn từ trên
 
 
 
Quang cảnh trong TP. Vatican