• Trang chủ
  • Tin tức đạo sự
  • PHÁI ĐOÀN HỘI THÁNH CAO ĐÀI TTTN THAM DỰ THUYẾT GIẢNG ĐẠO CAO ĐÀI TẠI HỘI CHỢ SÁCH Ở TORINO (Ý)

PHÁI ĐOÀN HỘI THÁNH CAO ĐÀI TTTN THAM DỰ THUYẾT GIẢNG ĐẠO CAO ĐÀI TẠI HỘI CHỢ SÁCH Ở TORINO (Ý)

Cập nhật 2017-05-03 09:58:49

Lễ sanh Ngọc Duyên Thanh - 2/5/2017
 
Nhân dịp Phái đoàn Hội Thánh Cao Đài TTTN do Ngài Đầu sư Thượng Tám Thanh lãnh đạo đến Thành phố Torino (Turin- Ý), vào tháng 5/2017, để viếng Trung Tâm Nghiên cứu các Tân Tôn giáo (CESNUR) có trụ sở ở đó và cũng để Thuyết giảng Đạo Cao Đài tại Hội chợ sách quốc tế (Torino International Book Fair), chúng tôi xin trình bày về Hội chợ sách nầy như thế nào và cũng nói qua về phong cảnh và đặc trưng của thành phố Torino.
 
I - Phái đoàn Hội Thánh Cao Đài TTTN thuyết giảng Đạo Cao Đài tại Hội chợ sách quốc tế Torino.
 
1/ Hội chợ sách (Book Fair) quốc tế ở Thành phố Turino (Ý) (Torino international Book Fair).
 
Torino (tiếng Ý), còn được gọi là Turin trong tiếng Piemonte và tiếng Anh, Pháp, Đức.
Năm nay Hội chợ sách (Book fair) quốc tế lần thứ 29, được tổ chức ở Lingotto Fiere, Thành phố Torino, Ý Đại Lợi (Italy), từ 18/5 đến 22/5/17. Hội chợ nầy trình bày các sãn phẩm từ Kỹ nghệ sách, như Sách, Báo định kỳ, Báo chí hàng ngày xuất bản trong nước và ngoài nước, và nhiều công trình xuất bản khác, như những định chế giáo dục, những việc trợ giúp cho công tác giảng dạy và các vật liệu giáo dục, Thư viện và những dịch vụ khác, và về những tổ chức công quyền…
 
Hội chợ sách quốc tế Torino là hội chợ sách lớn nhất ở Ý và một trong những hội chợ quan trọng nhất châu Âu. Trong 5 ngày sẽ có khoảng 300.000 khách có dịp quan sát gần 1400 nhà xuất bản sách. Chủ đề của năm nay của Hội chợ là sự sáng tạo. Theo những người tổ chức, kế hoạch mới và ý kiến thiết yếu trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng là cần thiết, và viết văn là quyền lực duy nhứt có thể gợi cảm hứng và tạo thành tư tưởng.
 
Chương trình Hội chợ bao gồm các cuộc gặp gở, thảo luận, hội họp, trình bày kế hoạch, khen thưởng và ngay cả cuộc trình bày nấu ăn căn cứ theo các sách.
 
Năm 2017, Hội chợ sách từ 18/5 -22/5, sẽ được tổ chức quanh đề mục “Vượt biên giới” (crossing the border) với  nhiều chương trình nói chuyện, chiếu phim và hòa nhạc. Hội chợ sách quốc tế nầy cũng thường vinh danh những gương mặt văn chương lớn, năm nay cũng không ngoại lệ. Hội chợ quốc tế Torino sẽ đa dạng (diversity) và nhiều ý kiến mới (new idea).
 
Tuy nhiên Hội chợ sách quốc tế Torino cũng là nơi có sự thương lượng tài chánh cho quyền Phiên dịch hay Truyền hình, hay Cinema, kể  từ khi Hội chợ được tổ chức và  được ghi trong sách International Book Forum trong 12 năm qua.
 
Hội chợ sách quốc tế ở Torino (Torino International Book Fair) được tổ chức hàng năm vào giữa tháng 5, ở thành phố Torino , Ý đại lợi, là một cuộc trao đổi thương mại lớn nhất ở Ý về Sách . Hội chợ sách là dịp trưng bày (showcase) của nhiều nhà xuất bản. Sẽ dành cho 22 nhà xuất bản dưới 2 năm tuổi .
 
Hội chợ nầy được thành lập năm 1988 với tên gọi là Salone del Libro (tiếng Ý có nghĩa là ”Phòng trưng bày sách” (Book showroom)), là hội chợ sách (book fair) lớn nhất ở Âu châu có khoảng 1400 gian hàng trưng bày và 341.000 khách tham quan vào năm 2015.
 
Từ 1999-2009, vì có sự bất đồng ý kiến với người sở hữu chủ của tên Salone del Libro, cơ sở nầy được đổi tên thành Fiera del Libro (năm 2002, có tên Fiera internazionale). Từ năm 2010 cơ sở nầy được gọi lại là Salone internazionale del Libro (Phòng trưng bày sách quốc tế).
Từ tháng 10 năm 2016, Giám đốc cơ sở là Nhà văn Ý Nicola Lagola, cũng là người đoạt giải Strega Prize vào năm  2015 vơi tác phẩm La Ferocia.
 
Mỗi năm, cơ sở  chọn một khách được vinh danh (guest of honor). Một Phòng trưng bày đặc biệt về xứ sở của vị khách và một tác phẩm chính của vị khách sẽ được trình bày ở Hội chợ. Những khách đã được vinh danh là Tòa Thánh Vatican (Holy See) (2014) với Văn chương Thiên chúa giáo, trong tác phẩm “Good in pain sight”, Nước Đức (2015) với Văn chương Đức trong tác phẩm “Italy Wonder”; Quốc gia Á rập (2016) với văn chương Á rập, trong tác phẩm ‘Visions”; Tầm nhìn về: Một phía khác của Mỹ châu (2016) với văn chương Mỹ châu, trong tác phẩm “Over the border”.
 
Torino là một trong các thủ đô văn hóa Ý, và văn chương là một trong những biểu thị thành phố. Nơi đây là quê quán của một số lớn văn hào như Primo Levi, Italo Calvino, Antonio Gramsci, Umberto Eco và Cesare Pavese, và còn một số tác giả ít tên tuổi hơn. Với một quá trình như vậy, không gì ngạc nhiên rằng Thủ đô Piedmonte chủ trì Lễ hội sách (book festival) Turin internationale book fair  lần đầu tiên.
 
2/ Thuyết giảng về Đạo Cao Đài của Phái đoàn Hội Thánh.
 
Ở Ý, Phái đoàn Hội Thánh Cao Đài TTTN sẽ viếng Văn phòng trung ương  Cesnur (Trung Tâm Nghiên cứu các tân tôn giáo) do GSTS Massimo Introvigne là Chủ tịch, để quan sát thư viện nổi tiếng gồm 20.000 quyển của Trung Tâm nầy. Sau đó, Phái đoàn Hội Thánh sẽ thuyết trình Đạo Cao Đài tại “Hội chợ sách quốc tế Torino”, Ý, cùng với 5 tôn giáo khác ở thế giới là Daesoon Jinrihoe, Weixin Shenjiao, Catholics, Italian Orthodox, và Syria Christians.
 
Theo thơ của GSTS Massimo Introvigne gởi cho Giáo Hữu Thượng Cảnh Thanh, buổi Hội thảo gọi là “Tôn giáo và Hòa Bình” (Religion and peace) tổ chức tại Hội Chợ Sách Torino, sẽ có 12 Thuyết trình viên họp theo Bàn tròn, trong đó đặc biệt có một thành viên đến từ Syria. Mỗi thành viên (tôn giáo) được phát biểu 12 phút, áp dụng cho Đạo Cao Đài và các tôn giáo nói trên cùng với 2 nhà Xã hội học sẽ nói và vinh danh Ca sĩ người Ý đã thắng giải trong kỳ Lễ hội San Remo Festival, với bài hát của ông về Phật giáo.
 
GSTS Massimo Introvigne rất mến mộ Đạo Cao Đài, và cũng trong tinh thần âm nhạc và văn chương của Hội chợ sách quốc tế Torino, ông đề nghị với Ban Tổ Chức cho Đạo Cao Đài một giờ để trình bày về Nhạc Đạo Cao Đài, qua Video hay băng thu âm. Rất tiếc vì Phái đoàn không có thì giờ và cũng không có chuẩn bị trước nên đành phải từ chối và hẹn khi khác nếu có thuận tiện.
 
Tuy chỉ thuyết trình có 12  phút, nhưng những Tờ kỷ yếu (brochure) in bằng màu rất đẹp, trong đó có nhiều hình ảnh về TTTN và giải thích Đạo Cao Đài bằng Anh ngữ, để giới thiệu Đạo Cao Đài, sẽ được trưng bày ở Hội chợ cho 300.000 khách xem, sẽ là cơ hội lớn quãng bá Đạo Cao Đài, sẽ lôi cuốn sự chý ý tìm hiểu Đạo Cao Đài của  hàng trăm ngàn khách, và hàng 1000 nhà văn học thế giới tụ về Hội chợ. Dĩ nhiên, trong 12 phút ngắn gọn này, không gì bằng cho cử tọa nhớ nhiều là việc trình chiếu một video về Tòa Thánh Tây Ninh với công trình kiến trúc nguy nga, và một vài hoạt động đạo sự diễn ra trong buổi Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn và Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung với số tín đồ đông đảo, có múa Tứ Linh, múa Rồng Nhan.
 
II – Tìm Hiểu Thành Phố Torino.
 
1/ Lịch sử thành phố.
 
Torino (tiếng Ý, được gọi là Turin trong tiếng Piemonte, và các tiếng Anh, Pháp, Đức) là một thành phố kỹ nghệ quan trọng tại Tây Bắc của Ý. Torino là thủ phủ của Piemonte và nằm cạnh sông Po.
 
Cái tên Turin bắt nguồn từ Tau, một từ của tiếng Celt có nghĩa là “Núi”. Tên Ý của nó Torino, dịch ra như là “con bò nhỏ”, do đó cũng là huy hiệu và biểu tượng của Thành phố.
 
Khu nầy được định cư bởi người Taurini từ trước thời đại La Mã. Torino trải qua các thời kỳ từ thế kỷ 1 trước công nguyên, thuộc La mã.
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, Torino bị chinh phục bởi người Lombard, sau đó là người Frank vào năm 942, danh hiệu Conte di Torino (bá tước thành Torino), được thành lập năm 1500 nắm giữ bởi gia đình Bá tước Savoy lúc đó, được công nhận bởi Giám mục là Conte di Torino. Quyền hành thành phố thật sự nằm trong tay các Giám mục.
 
Vào thế kỷ 13, thành phố được sáp nhập vào lãnh địa Savoy năm 1563, lúc đó có 20.000 dân.
 
Vào năm 1706, quân Pháp bao vây 117 ngày mà không chinh phục được thành phố Torino. Hòa ước Utrech ra đời, vương quốc Sardinia được sáp nhập vào lãnh địa Savoy. Thành phố. Torino được thiết kế lại lớn với 90.000 dân thành thủ đô của một vương quốc ở châu Âu.
 
Vào thế kỷ 19, Torino do thiết lập đường hầm xe lửa Frejus năm 1671,  trở thành một nút liên lạc quan trọng. Thành phố bây giờ có 250.000 dân. Vào năm 1861, Torino trở thành thủ đô của nước Ý thống nhứt vừa mới thành lập. Vào năm 1865, thủ đô dời về Fienze. Từ năm 1870, thủ đô là Rôma.
 
Sau Thế chiến thứ nhứt, những mâu thuẫn giữa công nhân và các nhà công nghiệp bùng nổ. Sau thế chiến 2, Torino được xây dựng lại nhanh chóng và các ngành công nghiệp của Thành phố phát triển . Dân số đạt lên 1,5 triệu vào năm 1975.Năm 1980 các cuộc khủng hoảng công nghiệp làm dân số giảm xuống, đến năm 2005 còn 908.000 dân.
 
2/ Đặc trưng của thành phố Torino.
 
Torino là nơi lưu giữ dấu vết khảo cổ của đế chế La mã.Gần đây một sinh viên Việt Nam du học ở Torino, cũng đã tìm được trong Thư viện Torino một bản đồ chứng tỏ Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
 
Torino là thành phố lớn thứ 4 và là trung tâm tài chính thứ 3 của Ý cũng là thủ phủ của nền công nghiệp ở Ý. Công ty chế tạo xe Fiat được thành lập năm 1899 và trụ sở công ty đặt tại thành phố.
 
Torino là nơi đến của khách yêu chuộng văn hóa và lịch sử châu Âu, vì là nơi có vô số Viện Bảo tàng, nhiều phòng Trưng bày nghệ thuật, các cung điện, đền đài, nhà thờ, nhà hát opéra, thư viện, vườn cây, khu công viên, quãng trường và nhiều phong cảnh khác.
 
Với nền văn hóa đa dạng và đặc trưng, Torino có phong cách và bầu không khí cổ kính của thành phố diễm lệ xây dựng cách đây hàng trăm năm. Vào thế kỳ 18, Torino được biết đến là một trong những thành phố châu Âu lớn với kiến trúc baroque, với những cung điện hoàng gia, nhà thờ, nơi ở của những vua chúa. Có những khu nhà có mái vòm theo kiến trúc baroque dài 18km xây để gia đình vua chúa đi trong trời mưa.
Những Quãng trường và các công trình kiến trúc trong thành phố sâu đậm phong cách nghệ thuật và công trình baroque, tân cổ điển và hiện đại, tức các công trình đồ sộ và cổ kính của nghệ thuật thời trung cổ của các kiến trúc sư tài bà lỗi lạc.
 
Rất nhiều di tích lịch sử tạo nên vẽ đẹp cổ kính của Torino. Nhiều quãng trường công cộng, lâu đài, vườn cây và cung điện tuyệt đẹp của thành phố trong đó có cung điện Pallazo Madama được xây từ thế kỷ 15-18, sau khi công tước vùng Savoy dời thủ đô từ Chambery về Torino để mở rộng lãnh thổ; chẳng hạn Quảng trường đồ sộ Plaza San Carlo được mệnh danh là “viên ngọc của baroque”; nhà thờ Shroud of Turin một trong những di tích ki tô giáo nổi tiếng nhất; hay Bảo tàng viện Egizio (Museo Egisio) .
 
Museo Egizio chuyên về Khảo cổ học và Nhân chủng học. Nơi đây còn lưu trử bộ sưu tập về cổ vật Ai Cập lớn thứ 2 trên thế giới, có khoảng 554.911 khách đến Viện Bảo Tàng vào năm 2006. Một Bảo tàng Viện thứ 2 có uy tính và quan trọng không kém là Mole Antonelliana ra đời năm 1889 đã mở ra một bước ngoặc lớn tại Torino, là được xây dựng phỏng theo giáo đường người Do Thái.
 
Hầu hết các phòng trưng bày nghệ thuật đều tập trung tại cung điện Venaria. Trong đó có Bella Italia, nơi còn lưu giữ bộ sưu tập với hơn 300 họa phẩm danh tiếng của Giotto, Botticelli, Raphael, Titian, Michelangelo, Vetonese và Caravaggio.
 
Nền điện ảnh và truyền hình Ý được khởi ngưồn từ Torino. Bảo tàng viện Mole Antonelliana biểu tượng của thành phố chính là biểu tượng của Bảo tàng điện ảnh quốc gia.
 
Ý đại lợi được coi là một nước nổi tiếng ngành công nghiệp thời trang và Torino là nơi tập trung các cửa hàng, của nhiều thời trang lôi cuốn nhất. Ở Quảng trường Plaza San Carlo, nơi có cửa hàng thời trang cao cấp, và cửa tiệm phục vụ món cà phê đặc trưng của người Ý như Caffe Torino hoặc Caffe San Carlo, từ đây có thể nhìn về phía các cung điện và quán rượu có điện sáng huyền ảo.
 
Torino có khi hậu ôn hòa với mùa đông lạnh và khô, là mảnh đất sinh ra những bậc thầy về ẩm thực với các đặc sãn như phó mát, rượu vang, và chocolat. Torino có truyền thống sãn xuất Chocolat, thương hiệu Gianduiotti nổi tiếng từ lâu trở thành biểu tượng của thành phố nầy.
 
Torino cũng là biểu tượng của một thành phố ăn chay, do ông Bếp trưởng Chiodi Latini ,một người chủ trương nấu món chay rất nổi tiếng cho dân Torino và rất được ưa thích. TP Torino nổi danh là thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới với hơn 30 nhà hàng chay và được điều hành bởi một vị Thị trưởng yêu thích các món chay.
 
Torino là nơi ra đời của những chiếc xe hơi Fiat và  cũng là nơi xuất xứ 2 đội bóng lừng danh Juventus và Milan.
 
Kết luận.
 
Dân Torino rất điềm tỉnh từ lời nói đến việc làm, biểu hiệu phong cách quý tộc. Việc nầy đã trở thành văn hóa độc đáo của dân Torino, góp phần làm Torino trở thành điểm du lịch khá đặc biệt ở Ý. Tính trầm tỉnh đặc biệt và phong cách quý phái của dân Torino, hòa lẫn nghệ thuật trung cổ Baroque nổi tiếng thế giới, tạo thành đặc trưng của dân Torino.
 
Năm 2008, Torino được xếp thứ 10 nơi có khách tham quan đông nhất thế giới và là một trong 250 điểm du lịch thu hút khách thế giới.
 
Lễ sanh Ngọc Duyên Thanh (viết theo Wikipedia).
 
Vài hình ảnh các thắng cảnh ở TP. Torino
 
 
Piazza San Carlo
 
 
Museo Nazionale del Risorgimento Italiano (Risorgimento Museum
 
 
Basilica di Superga
 
 
 
Castello del Parco del Valentino
 
 
Torino - Chiesa della Gran Madre di Dio
 
 
Porta Palatina