LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

Cập nhật 2012-02-15 10:21:27

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH
LỜI THUYẾT ÐẠO
CỦA
ÐỨC HỘ PHÁP
Năm Bính Tuất - Ðinh Hợi (1946-1947)
QUYỂN NHỨT
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
In lần thứ nhứt
Năm Canh Tuất (1970)


LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP
Năm Bính Tuất - Ðinh Hợi (1946-1947)
Do Ban Ðạo Sử ấn hành lần thứ nhứt năm Canh Tuất (1970)
Kiểm duyệt Kinh sách Ðạo số: 120/BKD ngày 13 tháng 9 năm Canh Tuất (dl. 12-10-1970)
Trưởng Ban Kiểm Duyệt Kinh Sách Ðạo
Hiến Pháp H.T.Ð
(Ấn Ký)
TRƯƠNG HỮU ÐỨC
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 2 / 122


________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 3 / 122
CẨN TỪ CỦA THÁNH THẤT NSW - AUSTRALIA.
Chúng tôi trình bày quyển Thuyết Ðạo của Ðức HỘ PHÁP năm Bính Tuất -
Ðinh Hợi do Ban Ðạo Sử ấn hành lần thứ nhứt năm Canh Tuất (1970) có những phần
khác biệt sau đây so với bản chánh về mặt hình thức (nội dung vẫn y nguyên):
Sửa một số lỗi chánh tả thông thường (khi gặp phải) căn cứ vào quyển Việt Nam
Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do nhà sách Khai Trí xuất bản tháng 12 năm 1967 & Việt
Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức, Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản tháng 4 năm
1970.
Phụ ghi vào cuối một số bài khi gặp một vài nghi vấn (có thể) được Ban Ðạo Sử
duyệt xét lại sau nầy.
Thêm vào ngày và tháng dương lịch (cho những bài không ghi rõ ngày & tháng)
căn cứ theo Lịch Thế Kỷ XX Nha Khí Tượng Việt Nam biên soạn, nhà xuất bản Phổ
Thông xuất bản năm 1977.
Hai bài Lễ thượng cờ tại sân vận động và Ý nghĩa lá cờ Quân Ðội Cao Ðài
được gộp chung lại thành một.
Ðề mục của những bài giảng về Tam Bửu được bổ xung thêm chi tiết cho rõ nghĩa
hơn.
Kính cáo,
Tháng 09 năm 2002 (Tháng 08 năm Nhâm Ngọ)
Thánh Thất NSW - Australia
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 4 / 122
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 5 / 122
MỤC LỤC
Quyển 1: Năm Bính Tuất - Ðinh Hợi (1946-1947)
 Thánh Thơ của Thượng Sanh.
 Lời Tựa.
 Lời Trần Thuyết của Ban Tốc Ký.
1. 15-09-Bính Tuất (dl. 09-10-1946) Lời Tiên tri của Ðức Lý Giáo Tông.
2. 30-09-Bính Tuất (dl. 24-10-1946) Vấn đề Nho Giáo.
3. 15-10-Bính Tuất (dl. 08-11-1946) Vấn đề Bác Ái Từ Bi.
4. 10-11-Bính Tuất (dl. 03-12-1946) Tự Tín, Tha Tín, Thiên Tín.
5. 15-11-Bính Tuất (dl. 08-12-1946) Ðãi tiệc công thợ, giải nghĩa về con
đường thứ ba Ðại Ðạo.
6. (1946) Phát thưởng cho học sinh.
7. 01-12-Bính Tuất (dl. 23-12-1946) Khai Hội Nhơn Sanh.
8. 15-12-Bính Tuất (dl. 06-01-1947) Khai mạc Ðại Hội Phước Thiện.
9. 24-12-Bính Tuất (dl. 15-01-1947) Sự cầu nguyện.
10. 08-01-Ðinh Hợi (dl. 29-01-1947) Lễ thượng cờ tại sân vận động & Ý
nghĩa lá cờ Quân Ðội Cao Ðài.
11. 08-01-Ðinh Hợi (dl. 29-01-1947) Lễ rước quả Càn Khôn.
12. 09-01-Ðinh Hợi (dl. 30-01-1947) Ðại Lễ Ðức Chí Tôn.
13. 15-01-Ðinh Hợi (dl. 05-02-1947) Tam Bửu.
14. 30-01-Ðinh Hợi (dl. 20-02-1947) Hội Yến Diêu Trì.
15. 01-02-Ðinh Hợi (dl. 21-02-1947) Thờ Ðức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ.
16. 09-02-Ðinh Hợi (dl. 01-03-1947) Quốc Sự Vụ.
17. 15-02-Ðinh Hợi (dl. 07-03-1947) Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần.
18. 15-02N-Ðinh Hợi (dl. 06-04-1947) Tam Bửu: Tiên thiên khí, Hậu thiên
khí và Vật chất khí.
19. 15-03-Ðinh Hợi (dl. 05-05-1947) Tam Bửu: Nho, Thích, Ðạo.
20. 29-02N-Ðinh Hợi (dl. 20-04-1947) Quyền năng của đức tin.
21. 29-03-Ðinh Hợi (dl. 19-05-1947) Tam Bửu: Nguyên thỉ tạo thành Càn
Khôn Thế Giái.
22. 29-04-Ðinh Hợi (dl. 17-06-1947) Loài người do đâu mà đến.
23. 15-05-Ðinh Hợi (dl. 03-07-1947) Luật Công Bình Thiêng Liêng.
24. 14-06-Ðinh Hợi (dl. 31-07-1947) Nguyên do của loài người. & Vấn đề
Ðại dồng Thế Giới.
25. 24-06-Ðinh Hợi (dl. 10-08-1947) Cơ quan Ðại Ðồng Thế Giới.
26. 29-06-Ðinh Hợi (dl. 15-08-1947) Cơ quan Ðại Ðồng Thế Giới (tiếp theo).
27. 30-07-Ðinh Hợi (dl. 14-09-1947) Chí Tôn xuống tại thế.
28. 01-08-Ðinh Hợi (dl. 15-09-1947) Ý nghĩa Lễ Nhạc: Nhạc Tấu Huân
Thiên.
29. 14-08-Ðinh Hợi (dl. 28-09-1947) Mừng Lễ Trung Thu.
30. 15-08-Ðinh Hợi (dl. 29-09-1947) Cửu Trùng Thiên.
31. 15-08-Ðinh Hợi (dl. 29-09-1947) Giải nghĩa Kinh Phật Mẫu.
32. 15-08-Ðinh Hợi (dl. 29-09-1947) Về tánh đức của nòi giống Việt Nam.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 6 / 122
33. 16-08-Ðinh Hợi (dl. 30-09-1947) Lễ Bãi trường Ðạo Ðức Học Ðường.
34. 16-08-Ðinh Hợi (dl. 30-09-1947) Kinh Tế Lý Tài.
35. 18-08-Ðinh Hợi (dl. 02-10-1947) Nguyên do Ðạo Cao Ðài xuất hiện.
36. 01-09-Ðinh Hợi (dl. 14-10-1947) Cơ quan chuyển thế.
37. 15-09-Ðinh Hợi (dl. 28-10-1947) Ðức Chí Tôn hứa với loài người.
38. 21-09-Ðinh Hợi (dl. 03-11-1947) Lễ các Thánh Tử Ðạo.
39. 30-09-Ðinh Hợi (dl. 12-11-1947) Quốc Ðạo.
40. 01-10-Ðinh Hợi (dl. 13-11-1947) Các con đối với Phật Mẫu.
41. 10-10-Ðinh Hợi (dl. 22-11-1947) Dạy phương pháp giảng đạo.
42. 13-10-Ðinh Hợi (dl. 25-11-1947) Tại tháp của Ðức Quyền Giáo Tông.
43. 13-10-Ðinh Hợi (dl. 25-11-1947) Cứu khổ về xác thịt.
44. 15-10-Ðinh Hợi (dl. 27-11-1947) Cứu khổ về tinh thần.
45. 01-11-Ðinh Hợi (dl. 12-12-1947) Thuyết đại đồng.
46. 14-11-Ðinh Hợi (dl. 25-12-1947) Sự tích Ðức Chúa Jésus giáng sanh.
47. 15-11-Ðinh Hợi (dl. 26-12-1947) Thiên Tài và Nhơn Tài.
48. 01-12-Ðinh Hợi (dl. 11-01-1948) Dâng Tam Bửu.
49. 08-12-Ðinh Hợi (dl. 18-01-1948) Lễ Khánh Thành văn phòng Hiệp Thiên
Ðài.
50. 10-12-Ðinh Hợi (dl. 20-01-1948) Lễ Mãn Khóa Hạnh Ðường.
51. 13-12-Ðinh Hợi (dl. 23-01-1948) Lễ Bế Mạc Ðại Hội Hội Thánh.
52. 22-12-Ðinh Hợi (dl. 01-02-1948) Giảng hai câu kinh trong Bài Kinh Ðại
Tường.
53. 22-12-Ðinh Hợi (dl. 01-02-1948) Lễ Bãi Trường tại Ðạo Ðức Học Ðường.
54. 24-12-Ðinh Hợi (dl. 03-02-1948) Lòng thương của Phật Mẫu.
55. 24-12-Ðinh Hợi (dl. 03-02-1948) Lễ Ðưa Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
triều thiên.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 7 / 122
Thánh Thơ của Thượng Sanh.
HIỆP THIÊN ÐÀI ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
Văn Phòng (Tứ Thập Ngũ Niên)
Thượng Sanh TÒA THÁNH TÂY NINH
-----
Số: 121/TS
Thượng Sanh
Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài
Kính gởi:
Hiền Huynh Hiến Pháp
Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh
Tham chiếu quý Thánh thơ số 16/ÐS ngày 12-6-1970.
Kính Hiền Huynh,
Theo đề nghị của Hiền Huynh tôi chấp thuận cho Ban Ðạo Sử xuất bản để phổ biến
những Bài Thuyết Ðạo tại Tòa Thánh của Ðức Hộ Pháp từ năm 1946 đến năm 1955.
Những bài giảng được chọn để ấn hành phải có sự kiểm duyệt của Ban Kiểm Duyệt
Kinh Sách.
Nay kính,
TÒA THÁNH, ngày 14 tháng 5 năm Canh Tuất.
(dl. 17-6-1970)
Thượng Sanh
(Ấn ký)
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 8 / 122
Lời Tựa.
Những bài Thuyết Ðạo trong quyển sách nầy là lời vàng tiếng ngọc của Ðức Hộ
Pháp, một vị Giáo Chủ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, một bậc vĩ nhân của thế hệ, nên
một Ủy Ban sưu tầm và biên tập thành lập có Ðức Thượng Sanh chấp thuận, để xúc tiến
việc sưu tầm biên tập và ấn tống các bài Thuyết Ðạo ấy. Nay cuộc sưu tầm và biên tập đã
có kết quả mỹ mãn, nên Ủy Ban đem ra ấn tống cho toàn Ðạo được thưởng thức lời vàng
tiếng ngọc nói trên.
Trong Ban Ðạo Sử của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đã có sẵn một Thư Viện tàng trữ
các loại Kinh Sách cổ kim và Ðông Tây cho các nhà khảo cứu và toàn Ðạo có thêm tài
liệu. Những quyển "Lời Thuyết Ðạo" của Ðức Hộ Pháp cũng sẽ lưu trữ vào Thư Viện
nầy để chư đọc giả đến xem.
Ðức Hộ Pháp là một trong các vị tiền bối khai sáng nền Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ,
đã thực hiện trước hết chủ thuyết Tam Lập: "Lập đức, lập công, lập ngôn".
Về lập đức, thì Ðức Ngài là người đầu tiên đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng mà
khai sáng mối Ðạo cho toàn sanh chúng được chung hưởng hồng ân của Ðức Chí Tôn,
Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
Về lập công, thì Ðức Ngài vừa lập đức vừa lập công trong việc khai sáng. Từ cái
không mà làm ra cái có, bắt gió nắn hình tạo thành một đại nghiệp Ðạo ở cõi thế nầy.
Nếu Ngài không phải là một đại đức thì làm sao thành công được?
Về lập ngôn, thì Ðức Ngài lưu lại lời vàng tiếng ngọc trong các bài Thuyết Ðạo mà
chúng ta đang thưởng thức và còn nhiều lời giáo huấn cao siêu khác nữa mà chư quí đọc
giả và toàn Ðạo nên lưu ý.
Nhơn danh Hiến Pháp Hiệp Thiên Ðài kiêm Trưởng Ban Ðạo Sử, tôi xin trân trọng
giới thiệu cùng đọc giả bốn phương quyển sách quí giá nầy đáng được lưu niệm mãi mãi.
Trân trọng kính chào.
Hiến Pháp TRƯƠNG HỮU ÐỨC.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 9 / 122
Lời Trần Thuyết của Ban Tốc Ký.
Mỗi lần ly loạn là mỗi lần thư tịch bị làm mồi cho binh lửa.
Nhìn vào lịch sử, những vụ "Phần Thư", những vụ chiếm đoạt thư tịch đã xảy ra
như một hệ luận trước những biến cố. Tình trạng nầy đã kéo dài qua các thời đại ấy là
biện pháp của những kẻ mạnh nhắm vào mục đích thực hiện chính sách ngu dân và đồng
hóa triệt để.
Những kinh nghiệm đau thương ấy là nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi cố gắng thực
hiện công việc sưu tập những tài liệu nầy.
Chúng tôi nghĩ: Nếu tài liệu kinh sách chỉ được tập trung tàng trữ vào một chỗ
tránh sao cho khỏi bị hủy diệt khi kẻ cường quyền cướp đến phá. Do đó chúng tôi quyết
định quây ra làm nhiều bản để gởi đến và ký thác vào những tâm hồn trung kiên với Ðạo,
những người dám chết để bảo tồn những tiếng nói của Ðấng thay Trời dạy Ðạo.
Nếu một mai thời cuộc lại biến thiên, có thể các cuộc "Phần Thư" lại diễn thì thiết
tưởng trong số tài liệu nầy vẫn còn có nhiều người nhiệt tâm gìn giữ được vẹn toàn.
Ðây không phải là việc làm của cá nhân hay một đoàn thể nhưng là một sự đóng
góp chung của những người vô danh, nguyện đem hết năng lực của mình để phụng sự
cho lý tưởng bảo tồn truyền thống giáo lý của Ðạo. Trong khi quyển tài liệu nầy đến tay
quí vị thì cũng đã có người vì quá hăng say trong công việc thực hiện lý tưởng mà phải
lao tâm kiệt sức hóa ra người thiên cổ.
Việc làm của chúng tôi không phải là một ý nghĩ nông nỗi của một sớm một chiều,
nhưng là một hoài bảo trong suốt thời gian ly loạn. Chúng tôi hằng cầu nguyện Ðức Chí
Tôn và Phật Mẫu ban bố phước lành sớm gặp dịp may để thực hiện hoài bảo ấy.
Ngày nay chân trời đã rạng tỏ, ý nguyện đã đắc thành.
Chúng tôi xin hiến dâng trọn vẹn cho Hội Thánh tất cả những tài liệu mà chúng tôi
đã ghi chép, góp nhặt sau bao nhiêu năm theo đuổi mục đích bảo tồn những lời vàng
tiếng ngọc của Ðức Hộ Pháp.
Từ đây bản quyền nầy sẽ tùy thuộc hoàn toàn của Hội Thánh. Kính xin Hội Thánh
kiểm duyệt và ấn hành, để cho mọi người đều được nghe lời dạy dỗ đầy yêu ái của Ðức
Hộ Pháp, đã dành cho chúng ta trong thời gian Ðức Ngài còn tại thế.
Tòa Thánh, ngày Rằm tháng 6 năm Bính Ngọ (1966)
Ban Tốc Ký
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 10 / 122
01. Lời Tiên tri của Ðức Lý Giáo Tông.
Thuyết đạo tại Báo Ân Từ, đêm Rằm tháng 9 năm Bính Tuất (dl. 09-10-1946)
Trong năm Bính Dần (1926) Ðức Chí Tôn giáng trần khai Ðạo phổ hóa chúng sanh
làm lành, lánh dữ, tức là Cơ Quan Cứu Thế. Khi mà Ðạo đã truyền bá khắp các Tỉnh rồi,
qua đến ngày Rằm tháng 6 năm Ðinh Mão (1927) Ðức Lý Giáo Tông cấm cơ bút, thì chư
vị Chức Sắc Ðại Thiên Phong không rõ tại sao, nhứt là Ðức Quyền Giáo Tông có lòng sở
mộ về cơ bút đã trải qua một thời gian lắng nghe lời Thánh Giáo, nên Ðức Quyền Giáo
Tông định cầu Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương đặng học hỏi về Ðạo đức.
Ðến ngày 14 tháng 11 năm Ðinh Mão, Ðức Lý Giáo Tông mới giáng cơ thì xem
hình như Ngài có đại nộ, mà chẳng hiểu Ngài giận việc chi, Ngài mới cho một bài Thánh
Giáo như vầy:
"Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư chúng sanh, hảo hội hiệp. Thảm cho nhơn
loại, khổ cho nhơn loại! Ðời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia cũng đáng đó chút. Lão vì
thương yêu nhơn sanh hội 10 ngày nơi Bạch Ngọc Kinh cải cho qua nạn nhơn loại, nhưng
luật Thiên Ðình chẳng dễ chi sửa đặng. Nạn tiêu diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau,
đến buổi bịnh chướng sát hại. Lão thấy hình phạt phải châu mày, nhưng ôm lòng rán
chịu, lạy lục khẩn cầu; chư Ðạo Hữu đâu rõ thấu, ngơ ngơ ngáo ngáo như trẻ không hồn,
thấy càng thảm thiết.
Lão tưởng chẳng cần nói chi một nước nhỏ nhen đã đặng danh Thánh Ðịa là Nước
Nam nầy, mà Lão xin không đặng tội cho Thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, Huế, Hải
Phòng, Hà Nội... Thảm! Thảm! Thảm!"
Ðây là lời tiên tri đã trải qua 20 năm trường đến ngày nay kết quả vẹn toàn trước
mắt nhơn sanh đều thấy rõ.
Ðức Lý Giáo Tông, Ngài định phạt Ðức Quyền Giáo Tông 10 hương, Hộ Pháp 5
hương, ông Phối Sư Bính 5 hương, xét kỹ ra là Ðức Ngài giận ai chớ chẳng phải giận anh
em tôi đâu. Tiếc thay cho nhơn sanh, chớ chi trong thời kỳ Ðại Ðạo hoằng khai, mà để
tâm tín ngưỡng chung thờ một Tôn Giáo, tròn giữ theo Luật Pháp của Ðạo, lo trau giồi
đức hạnh, làm phải làm lành, liên lạc thương yêu, thuận hòa cùng chung, thì nay đâu có
lâm nạn đao binh như thế.
Trái lại, Chức Sắc Thiên Phong là người cầm phướn chiêu hồn dìu dắt chúng sanh
thoát khổ, mà đi đến đâu đều bị họ chê bai, biếm nhẻ, kích bác, hân hủi đủ thứ, Chức Sắc
Hội Thánh đem hồng ân của Ðức Chí Tôn rải khắp các nơi cho nhơn sanh chung hưởng,
mà họ coi như vật thường, không có giá trị gì, họ đã mài miệt chạy theo khoa học, chú
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 11 / 122
trọng về văn minh vật chất, chớ không hấp thụ được đạo đức tinh thần, họ đeo đuổi theo
nguồn tranh đấu là cơ tự diệt, chớ nào rõ biết cơ bảo tồn qui cổ là gì, mãi đến ngày nay
mà họ cũng chưa tỉnh.
Còn nói về phần chư Môn Ðệ của Ðức Chí Tôn, từ buổi đem thân vào cửa Ðạo
trong lúc nhập môn đã quì trước Bửu Ðiện có bàn Ngũ Lôi, mà lập minh thệ rằng: "Từ
đây tôi biết một Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn Ðệ,
gìn Luật lệ Cao Ðài, như sau có lòng hai thì thiên tru địa lục". Than ôi! Cho những người
thề như vậy, mà cũng không để trọn đức tin nơi Chí Tôn lại thối bước ngã lòng, cổi áo
Ðạo, dẹp khăn tu, mong mãi xu hướng theo con đường tục lụy, cho nên mới gây tạo ra
con đường lằn súng mũi đạn ngày nay.
Vậy, ai là người thất thệ với Chí Tôn thì phải sớm thức tỉnh tâm hồn, ăn năn sám
hối, cầu xin Ðại Từ Phụ cùng các Ðấng Thiêng Liêng, từ bi ân xá tội lỗi tiền khiên, họa
may đặng chung hưởng ân huệ của Ðức Chí Tôn ban cho sau nầy.
Ngày nào toàn thể nhơn sanh đều biết hồi đầu hướng thiện, nhìn Ðạo Trời là một
Cơ Quan Cứu Thế, thật hành chủ nghĩa thương yêu cho ra thiệt tướng thì ngày ấy mới
đặng hưởng hòa bình đại đồng thế giới.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 12 / 122
02. Vấn đề Nho Giáo.
Báo Ân Từ, đêm 30 tháng 9 năm Bính Tuất (dl. 24-10-1946) hồi 12 giờ khuya.
Nhắc lại Thầy Mạnh Tử khi qua yết kiến Vua nước Lương, ông Huệ Vương hỏi
Ðức Mạnh Tử: Lão già chẳng nệ đường xa muôn dặm sang đến nước Quả nhân có chỉ
giáo điều chi hữu lợi chăng? Thầy Mạnh Tử đáp rằng: Tôi chỉ biết nói đến nhơn nghĩa mà
thôi, chớ không nói về lợi, nếu trong nước mà dục vọng về sở lợi, thì đình thần có trăm
hộc lại muốn có thêm ngàn hộc, thượng hạ đại phu có ngàn hộc lại muốn có muôn hộc,
còn vì Thiên Tử đã có dư muôn hộc, lại muốn có thêm triệu hộc.
Nếu trong nước mà cầu lợi như thế, thì bá tánh phải chịu lao lung, muôn dân đồ
thán, trong nước thế nào bình trị được? Còn như trong nước biết chú trọng đạo nhơn
nghĩa, thì toàn thể quốc dân đặng chung hưởng mọi điều hạnh phúc, lạc nghiệp âu ca.
Thầy Mạnh Tử thuyết minh đủ mọi điều lợi hại rồi thì Vua Huệ Vương chịu nạp
dụng. Hiện nay là buổi kim tiền, ưu thắng liệt bại, mạnh đặng yếu thua, khôn còn dại mất,
con người trên mặt thế đều bôn xu theo quyền lợi chẳng kể gì nhơn nghĩa đạo đức, tinh
thần, nên mới có nạn chiến tranh tương tàn, đồng chủng giết hại lẫn nhau, hằng ngày diễn
ra nhiều tấn tuồng thảm thương, bi kịch, xem thôi mỏi mắt, nghe đã nhàm tai, khiến cho
giọt lụy thương tâm của khách ưu thời mẫn thế không thể nào ngưng được.
Chức Sắc trong Ðạo đem hột giống nhơn nghĩa gieo khắp các nơi, mà nhơn sanh
không ưng nạp, bởi họ không biết cái năng lực của họ mạnh mẽ thế nào, không cần để ý
đến, chớ chi họ trọng dụng đạo nhơn nghĩa thử một thời gian coi có hiệu quả gì chăng?
Nhắc lại lời Thánh Giáo của Ðức Chí Tôn có dạy về chữ Nhơn:
Nhơn là đầu hết các hành tàng,
Cũng bởi vì nhơn dân hóa quan.
Dân trí có nhơn nhà nước trị,
Nước nhà nhơn thiệt một cơ quan.
Ngày nào toàn thể quốc dân mà biết thực hành hai chữ nhơn nghĩa cho ra chơn
tướng, thì chẳng luận là xã hội nào cũng được hưởng mọi điều hạnh phúc, đời chiến tranh
sẽ trở nên thái bình an cư lạc nghiệp.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 13 / 122
03. Vấn đề Bác Ái Từ Bi.
Báo Ân Từ, ngày Rằm tháng 10 năm Bính Tuất (dl. 08-11-1946).
Từ xưa đến nay các nhà Tôn Giáo đem chữ từ bi bác ái phổ hóa nhơn sanh, cốt yếu
là để bảo tồn sanh mạng của quần chúng, gầy lại sự hạnh phúc cho đời chung hưởng. Chữ
từ bi bác ái chẳng lạ gì.
Bần Ðạo nói ra thì chư Chức Sắc nam, nữ Chức Việc Ðạo Hữu cũng đều hiểu rõ.
Cái nghĩa lý của bốn chữ từ bi bác ái cũng không phải là sâu xa mắc mỏ gì, từ lớn
chí nhỏ làm được tất cả mà tiếc thay cho nhơn sanh không chịu thực hành.
Từ bi là gì? Bác ái là gì? Bần Ðạo xin được giải chữ Từ bi ai ai cũng đều có sẵn
trong tâm, trẻ con nên năm bảy tuổi thì nó đã biết sự thương yêu cha mẹ, thương yêu anh
em là người thân tộc gần gũi của nó, khi nó đã trưởng thành có vợ con, bậu bạn thì nó lại
thương yêu rộng ra hơn nữa, một khi đã thấy sự đau khổ hoạn nạn, tai ương của quần
chúng thì nó cảm hóa xúc động đến tâm thương yêu lan tràn ra, không biết đâu là giới
hạn, ấy là tánh từ bi đó.
Còn Bác ái là thể theo lòng Trời Phật thương yêu toàn cả chúng sanh không biết
đâu là bờ bến, thấy chúng sanh làm được việc gì có đạo đức nhơn nghĩa, thì Trời Phật vui
mừng thương yêu chẳng xiết, ấy là Bác ái.
Hiện nay nhơn loại thiếu sự từ bi bác ái cho nên tạo ra trường tranh đấu, quyết
chiến với nhau, sát hại đồng bào tương tàn cốt nhục, Ðức Chí Tôn giáng trần hoằng khai
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là cốt yếu đem chủ nghĩa từ bi bác ái làm tôn chỉ, để cho nhơn
sanh theo đó mà làm một cơ quan bảo tồn tánh mạng và bảo an quốc thể được hòa bình.
Ngày nào toàn cả quần chúng, đồng bào biết giác ngộ, tu tỉnh hiệp nhứt tâm thực
hành chủ nghĩa từ bi bác ái cho ra chơn tướng, thì nhơn sanh sẽ đặng chung hưởng mọi
điều hạnh phúc, chẳng luận quốc dân nào, xã hội nào mà toàn cầu thế giới cũng được thọ
hưởng cái hạnh phúc ấy.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 14 / 122
04. Tự Tín, Tha Tín, Thiên Tín.
Báo Ân Từ, đêm 10 tháng 11 năm Bính Tuất (dl. 03-12-1946) (1 giờ 46).
Ðức tín chia ra làm ba phương diện:
1. Tự tín
2. Tha tín
3. Thiên tín
1/. TỰ TÍN là gì?
Là mình tin nơi sở sanh của mình có thể bảo đảm được sanh mạng cho mình. Con
người từ buổi ấu thơ đã biết ăn, biết nói thì biết thương cha mẹ anh em. Ðến lúc trưởng
thành cha mẹ dạy bảo công việc làm ăn, cho đến sự ở đời, giao thiệp cùng xã hội nhơn
quần, việc nào lợi, điều nào hại, cha mẹ đã chỉ vẽ phân minh cũng như có một quyển sách
lập thành để làm căn bản. Ngoài ra hằng ngày ta đã nghe và thấy các tấn tuồng của đời
diễn ra từ lớp, hay dở tốt xấu, lành dữ, hư nên ta mới lấy đó mà kinh nghiệm kỹ càng rồi
mới lọc lược cái hay, cái khéo ở trong đó mới lập lại làm với một quyển sách của cha mẹ
dạy ta từ thử, rồi ta mới đem lên trên Linh Ðài, ta sẽ do theo đó mà làm mực thước cho sự
hành vi của ta và ta đủ đức tin nơi đó, là cơ bảo tồn lấy thân ấy gọi là tự túc nơi đó tự tín
nghĩa là tu thân.
2/. Còn THA TÍN nghĩa là gì?
Là ta biết quan tiền vũ hậu, ta tin nơi ông Thầy dạy ta học các bài vở để lập thân
cho nên người cao quí, lại có nhiều người trong xã hội chẳng phải họ cố ý dạy ta học,
nhưng cái sở hành của họ, mọi điều phải trái lành dữ tội phước, thì nó thường hiện ra
trước mặt ta, đó là một bài học, nên chú ý, rồi ta mới gồm tất cả mọi sự hành vi của người
đời, ta sẽ lập lại làm quyển sách thứ nhì nữa, ta mới cân phân, lừa lọc, tuyển chọn điều
hay lẽ phải, ta đem để lên Linh Ðài (tức là khối óc của ta) đặng làm phương pháp bảo vệ
trường tồn tánh mạng của ta ấy là Tha tín.
3/. Tự tín và Tha tín chưa đủ hoàn toàn phải có THIÊN TÍN là trọn đức tin nơi
Chí Tôn có đủ quyền bảo hộ sanh mạng của ta và toàn thể chúng sanh nơi mặt thế. Nếu
để trọn đức tin nơi Chí Tôn và tuân theo bài học của Ðức Chí Tôn dạy từ bi bác ái, nhơn
nghĩa thuận hòa, và tất cả đem vào hai quyển sách nói trên hiệp lại thành một khối đức tin
đặc sắc, ta mới dựng lên để tên Cao Ðài rồi ta do đó mà thi hành cho chu đáo, ấy là cơ
bảo tồn trường cửu của ta và tất cả nhơn loại.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 15 / 122
Nếu có cái Tự tín và Tha tín là cái năng lực hữu hình, mà không có Thiên tín là
Huyền pháp vô vi, thì cái năng lực ấy nó sẽ cuốn lôi theo cơ tự diệt, vì vậy nên ta phải có
đủ đức tin nơi Chí Tôn, phải trọng mạng sống của con người, bởi Ðức Chí Tôn hóa sanh
một người là một vật báu của Ngài. Nếu ai tàn sát cho tiêu loài vật báu ấy thì phạm Thiên
điều tức là đại tội. Ngày nào toàn thể nhơn loại trên mặt thế giới nầy, mà có đủ đức tin
nơi Chí Tôn và thật hành y theo chủ nghĩa "Từ Bi, Bác Ái, Nhơn Nghĩa" cho được hoàn
toàn thì mới mong chung hưởng đời thái bình hạnh phúc, ấy là gầy lại đời Minh Ðức, Tân
Dân tái lập Tân Thế Giới.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 16 / 122
05. Ðãi tiệc công thợ, giải nghĩa về con đường thứ ba Ðại Ðạo.
Khách Thiện Từ, trước bữa đãi tiệc công thợ, ngày Rằm tháng 11 năm Bính Tuất (dl. 08-
12-1946).
Muốn đi con đường thứ ba phải tập mình đừng ham muốn chi cho mình nữa, hành
tàng của Chí Tôn là phận sự của mình, phải yêu ái hiếu hạnh cùng Chí Tôn và Phật Mẫu.
Cái yêu ái và hiếu hạnh ấy phải là phi thường do tâm linh điều khiển, phải thương yêu
nhơn sanh và vật loại hơn mình và coi đồng thể, đồng sanh với mình. Phải tạo dựng cố
thủ Thánh tâm cho nên Chí Thánh, và đạt cho đủ ba ngàn công quả thì sẽ đi đến, lướt
đặng và vững vàng thắng muôn điều trở ngại.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 17 / 122
06. Phát thưởng cho học sinh.
Huấn từ nhân lễ bãi trường và phát thưởng cho học sinh trường Lê Văn Trung. (1946)
Về nhiệm vụ của người con dân lúc quốc gia hữu sự, một điều quan trọng mà tất cả
các thanh niên học sinh cần phải biết, đó là quốc thể của một nước, tức là sự tập hợp của
một khối cá thể của những cá nhân nước ấy. Vậy thì, mỗi công dân một nước phải có một
cá thể đã. Cá thể của một người tức là nhân cách và nhân phẩm của người đó vậy. Mà
muốn cho cá thể xứng đáng thì ông cha chúng ta đã để lại cho hai chữ vô cùng quí báu ấy
là Tu Thân vậy.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 18 / 122
07. Khai Hội Nhơn Sanh.
Ngày 1 tháng Chạp năm Bính Tuất (dl. 23-12-1946).
Thưa cùng chư Nghị Viên và Hội Viên Lưỡng Phái,
Ðã trót 5 năm dư, Bần Ðạo bị đồ lưu nơi hải ngoại, thì đã từng chịu biết bao nhiêu
là sự đau khổ tâm hồn, nỗi lo cho tương lai của Ðạo, nỗi sợ cho vận nước tránh không
khỏi nạn chiến tranh loạn ly, nặng nơi lòng một tình thương nhớ cả con cái của Chí Tôn
trót triệu chơn linh của Người giao gìn giữ.
Bần Ðạo chẳng cần minh tả thì chư Hiền Hữu, Hiền Muội cũng rõ từ trước ta đã
chán thấy nhãn tiền rằng: Chỉ có thương một người mà năng lực tình ái ấy cũng đủ làm
cho phải hủy mình mà tùng mạng lịnh của nó. Ôi! Cái mãnh lực tuy vô hình mà nó oai
quyền rất dữ, Bần Ðạo nếu chẳng đủ tinh thần cường liệt nương lấy đức tin thì e nó đã
giết hẳn mạng sanh của Bần Ðạo một triệu lần mới phải.
Hễ cùng chia đau thảm nghèo khổ, hèn tiện có bao nhiêu thì cường lực tình ái càng
tăng nhiệt độ thêm cao hơn nữa. Bần Ðạo đã quyết thắng, thắng đặng sống, sống vì Thầy
vì Ðạo vì yêu con cái của Người. Bần Ðạo thiệt là người đã phục sanh với một quyền Chí
Thánh đó vậy.
Về tổ quốc sau khi đã chịu đủ vị thảm sầu, tưởng đã đủ cớ phô bày cho cả chúng
sanh thấy đặng rõ ràng chơn tướng của Ðạo, đã nung chuốt với sự thảm khổ vô hạn của
mình đặng vẽ vời giọt huyết lệ, hai chữ nhơn nghĩa cho đời; nào dè trái lại thấy chan chán
trước mặt một tấn tuồng bi thảm, nước mất nhà tan, xương chồng máu đổ. Một trường sát
khí bao trùm toàn quốc, gươm tử thần vùn vụt khắp nơi, làm cho con cái không cha, tớ
không thầy, vợ không chồng, cốt nhục tương tàn, nhân dân đồ thán.
Con hạc lạc hồi quê, nhìn không nhớ tổ, xem nước non đổi vẻ thay màu, thảm thiết
nơi lòng tuôn châu đổ ngọc, sắp muốn kêu cùng cuối một tiếng nỉ non giục kẻ tri âm hồi
đáp. Ôi! Dưới bức thê lương nầy ai là tri kỷ, tri âm cùng Bần Ðạo, ngoài ra chư Hiền
Hữu, Hiền Muội thì Bần Ðạo đã kiếm đặng ai. Tưởng khi các bạn cũng có lẽ tội nghiệp
cho con hạc bịnh nầy, mà để tai lóng tiếng. Ôi! Cái khối sanh của Chí Tôn đã xiêu lạc nơi
nào mà để hai sắc con yêu ái của Người phải chịu nạn tương tàn như thế!...
Bần Ðạo ngày nay hiển nhiên đứng trước mắt các bạn mà còn ngỡ là giấc chiêm
bao. Vậy Bần Ðạo cúi mình cậy các bạn một điều rất nên yếu thiết là: Hòa giọng đau
thương cùng con hạc lạc nầy đặng giục lòng bác ái một cảnh an nhàn thiêng liêng cho
toàn sanh chúng. Bần Ðạo đã nhiều lo ngại cho căn số con cái của Chí Tôn trong buổi
phiêu lưu nơi hải ngoại, e ra vì nhẹ dạ của đôi phần tử Thánh Thể của Thầy, nên vừa để
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 19 / 122
gót về đất Tổ Ðình thì đã quên hẳn mảnh thân tiều tụy hao mòn, vội cầm quyền của Ðạo
đặng sửa đương cho đẹp vẻ chơn truyền, rồi lại tìm phương hiểu tận những điều khuyết
điểm, hư hại hầu giồi mài thêm nữa, nên tức cấp mở Hội Nhơn Sanh đặng phục vụ quyền
Vạn Linh như trước.
Bần Ðạo để trọn tín nhiệm nơi các bạn, Bần Ðạo xin mở Hội.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 20 / 122
08. Khai mạc Ðại Hội Phước Thiện.
Ngày Rằm tháng Chạp năm Bính Tuất (dl. 06-01-1947).
Ngày nay, nhóm Ðại Hội Phước Thiện cũng là một Hội trong quyền Vạn Linh, Bần
Ðạo cần giải rõ cái nhiệm vụ rất trọng yếu của Phước Thiện cho Chức Sắc, chư Phái Viên
và Nghị Viên được hiểu.
Từ thử Thiên Phong nam, nữ Phước Thiện chỉ hiểu mảy may cái trách nhiệm tối
cao tối trọng của mình chớ chưa hiểu cùng tột. Bởi cớ cho nên nhiều người không hiểu
phận sự, hành Ðạo không đúng theo chơn truyền, sái hẳn giá trị của Cơ Quan Phước
Thiện, việc làm của chư vị không ra gì hết, thành thử Cơ Quan Phước Thiện chưa có kết
quả chi, lại còn theo lối giành giựt nhau.
Hội Thánh có hai Cơ Quan: Hành Chánh và Phước Thiện thường tương khắc nhau,
song chưa tìm chơn lý để hòa nhau, ngày nào chưa hòa nhau là còn thất sách, bất lực thì
không thi thố phận sự trọng yếu cho ra thiệt tướng được.
Mấy em cũng dư biết Ðạo Cao Ðài sản xuất có một Chơn Lý tối cao, tối trọng nên
đời buổi nầy khao khát đợi chờ như hạn trông mưa, những kẻ tội tình trong bể khổ khát
khao đợi giọt Cam Lồ của Ðức Chí Tôn chan rưới cho bớt sự đau thảm. Ðức Chí Tôn đến
tạo Ðạo giải khổ tâm hồn cả con cái của Ngài, Ðức Chí Tôn lại tạo ra hình ảnh Thánh
Thể của Ngài, mượn tay các em và các bạn làm hình thể của Ngài, giải khổ cho đời về
phần xác.
Phước Thiện lại có nhiệm vụ tối cao, tối trọng của Ðức Chí Tôn: Giải khổ vừa xác
vừa hồn, Ngài mượn mấy em nuôi nấng con cái của Ngài, nuôi đói, nuôi khát, bảo trợ
giúp đỡ cho kẻ nghèo nàn cô độc. Chừng nào cả Cơ Quan khóc hại của loài người mình
gánh vác hết thì mới đúng cái nhiệm vụ của Chí Tôn phú thác, mấy em thử tự hỏi: Hồi
nào đến giờ làm nên những gì chưa? Chỉ lo bảo bọc anh em trong Ðạo mà thôi, có đâu
ngó đến ngoài Ðời. Các vật loại đều là con cái Chí Tôn, chớ không phải nội trong cửa
Ðạo mà thôi, như thế có đủ đâu? Cơ Quan giải khổ của Chí Tôn cậy nhờ mấy em lo, nuôi
mấy em còn chưa rồi. Từ ban sơ Qua chịu nhọc nhằn hẩm hút, ăn từ miếng tương rau
hiệp cùng nhau gầy dựng lập Phạm Môn, Qua chịu khó nhọc như mấy em cho đến ngày
Cơ Quan Phước Thiện ra thiệt tướng, đã tạo đủ lực lượng cho mấy em thi hành nhiệm vụ.
Tuy vân, lúc nọ mấy em có phương thế lắm mà mấy em chỉ có tâm vị kỷ, trót năm
năm, Qua đi vắng đến khi Qua trở về, Qua còn thấy có kẻ đói không ai nuôi, rách rưới
không ai bảo dưỡng, thất lạc nơi nầy nơi khác, đoàn em Qua gởi gấm đã xiêu lạc, thủ
phận Ðạo không được, nên phải tìm đôi bạn sống theo Ðời, vì nếu ở thủ phận theo Ðạo
thì cũng chẳng ai nuôi.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 21 / 122
Ngoài nữa, Qua còn nghe, trong lúc Qua đi đứa nào có thế thì tự vi chủ, giành lấy
cam một mình để toại hưởng vậy thôi. Hỏi vậy mấy em có nghĩa hay không? Nếu Qua
cho Tòa Ðạo minh tra thì không có một người nào có thể đứng trước mặt Qua mà xưng là
đại công được, cái đói khó cùng khổ của các em nó tố cáo mấy em không còn chối cải
được.
Qua nói thật, thể Ðạo chưa rồi thì có mong gì tạo thành chơn tướng của Ðạo. Phải
chi mấy em biết nghe lời, Qua mở cửa Bát Quái Ðài cho mấy em làm bạn với các Ðấng
Thiêng Liêng thì không đến nổi nầy.
Ngày nay cửa Ðạo được mở rộng đây cũng nhờ các Thánh Tử Ðạo, nếu không thì
vẫn còn đóng cửa. Nếu mấy em xem đáng, thì Qua mở cửa cho các Ðấng Thiêng Liêng
dìu đỡ mấy em.
Qua nói cho mấy em hay, Qua đang ngồi đây các Ðấng ở Bát Quái Ðài còn đợi
mấy em và chính Qua sẽ dìu dắt, kêu cửa Bát Quái Ðài cho mấy em về làm bạn thân yêu
của các Ðấng Thiêng Liêng. Nếu mấy em làm phận sự không tròn và còn một mảy phàm
tâm, thì cõi Hư Linh không đem mấy em vào bảng công nghiệp vĩ đại bao giờ. Các em có
làm trọng trách đối với con cái Chí Tôn, thì Bát Quái Ðài mới hiệp một cùng mấy em
vậy.
Mấy em chưa nắm được hoàn ngọc thì chưa đủ bảo toàn Vạn Linh con cái của Chí
Tôn.
Qua nói Qua sẽ mở cửa Bát Quái Ðài dìu dắt mấy em mà mấy em có đến được
cùng chăng là do tâm lý của mấy em đó.
Ấy vậy mấy em phải rán sức, định tâm lấy tinh thần vi chủ nêu gương cho mấy em
sau nầy đi theo. Nếu khối phàm còn trong óc mấy em thì không bao giờ đoạt mục đích tối
cao, tối trọng được, phải có khối óc thiêng liêng mới mong thay hình Thánh Thể Chí Tôn
đối với con cái Ngài là quần linh.
Ðến đây Qua xin mở Hội, để trọn quyền Hội Thánh Phước Thiện đủ sáng suốt làm
việc và Bần Ðạo để trọn tín nhiệm về việc cầu phong, thăng thưởng một cách chánh đáng
và công bằng.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 22 / 122
09. Sự cầu nguyện.
Báo Ân Từ, đêm 24 tháng Chạp năm Bính Tuất (dl. 15-01-1947).
Sự cầu nguyện có cảm ứng với Chánh Trị Thiêng Liêng tức là các Ðấng Vô Hình
đều rõ biết mọi sự hành tàng nơi cõi thế, triết lý về hình thể của con người, thọ tinh cha
huyết mẹ sản xuất ra, thì có sự cảm giác thiêng liêng đối cùng nhau rất mật thiết, cho nên
một người con lúc đi làm ăn xa nhà, khi cha mẹ có bịnh hoạn hay xảy ra điều gì tai biến,
thì thân thể của người con sẽ có điềm máy động; giựt thịt, máy mắt, hoặc là ứng mộng
thấy rụng răng và các điều khác..v.v... đó là về phần tinh khí hình thức của con người,
còn về phần linh tánh thì do nơi Ðức Chí Tôn ban cho nhứt điểm lương tâm, nó có cảm
giác cùng Chí Linh, cho nên khi ta hữu sự thì thành tâm cầu nguyện.
Nền Ðạo là một điều cảm ứng rất mầu nhiệm vô cùng, có câu: "Nhơn tâm sanh
nhứt niệm, Thiên địa tất giai tri". Từ đây chư Chức Sắc và Chức Việc cùng Ðạo Hữu
nam, nữ gắng thành tâm cầu nguyện cho nền Ðạo và cơ Ðời được an ninh trật tự, kể từ
ngày nay cho đến Tân Xuân đầu năm Ðinh Hợi thì sẽ thấy sự tiến hóa phi thường và
huyền linh mầu nhiệm, nếu toàn cả quốc dân mà đủ lòng tín nhiệm với quyền hành
Chánh Trị Thiêng Liêng, hiệp nhứt tâm cầu nguyện, thì cơ loạn lạc sẽ trở nên an ninh trật
tự, Ðời sẽ được cộng hòa chung hưởng mọi điều hạnh phúc...
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 23 / 122
10. Lễ thượng cờ tại sân vận động & Ý nghĩa lá cờ Quân Ðội
Cao Ðài.
Ngày 8 tháng Giêng năm Ðinh Hợi (dl. 29-01-1947)
Ngày hôm nay lá cờ của Chi Thế ra mặt với đời cùng cây Thư Hùng Kiếm của nó,
y theo lời hứa của Ðức Chí Tôn lập cho nước Việt Nam một nền Quốc Ðạo, cơ quan cứu
sanh cho vạn loại.
Vì do sở định thiêng liêng và huyền diệu của Ngài nên người đời dễ chi biết được.
Quân Ðội Cao Ðài là một đội binh thiêng liêng của Chí Tôn lập ra để bảo vệ cơ quan của
Ngài.
Tuy với mắt thường thấy cơ quan binh bị như thế nầy, chớ trong đó có đủ thiên
binh, thần tướng vì mục đích bảo tồn thiên hạ mà biến ra vậy. Cái sở vọng của Bần Ðạo
là Quân Ðội Cao Ðài có một tinh thần kiểu mẫu của những đội binh trên thế giới, có mục
đích bảo toàn cho nhơn loại dựng lại hòa bình. Quân Ðội Cao Ðài không phải vì quyền
lợi riêng mà tàn sát làm tiêu diệt thiên hạ.
Bần Ðạo có lời yếu thiết căn dặn toàn Quân Ðội nên nhớ rằng: Lực lượng chúng ta
dầu mạnh đến đâu cũng không thể chống lại lực lượng tàn sát phá hoại của bom nguyên
tử được.
Quân Ðội Cao Ðài phải hiểu cái mạnh của mình, mạnh vì lòng nhơn nghĩa và tánh
nghĩa hiệp cứu đời.
Vậy muốn dẹp được cái mạnh của bom nguyên tử thì chúng ta chỉ dùng cái mạnh
của nhơn nghĩa và tính nghĩa hiệp mà thôi. Quân Ðội Cao Ðài ra thật tướng ấy là ý Thầy
muốn cho Quân Ðội Cao Ðài làm kiểu mẫu những Quân Ðội Quốc Tế mà thành hay
không do quyền năng của Chí Tôn.
Vậy Quân Ðội Cao Ðài phải giữ gìn thanh gươm nghĩa hiệp, lá cờ nhơn nghĩa cho
vững vàng. Ðược như thế thì quyền năng của Chí Tôn lúc nào cũng có trong Quân Ðội
Cao Ðài vậy.
Giảng tiếp ý nghĩa tượng trưng của lá cờ Quân Ðội.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 24 / 122
Nền vàng cốt yếu thuộc về Quốc Gia huỳnh chủng, gốc xanh da trời là lòng bao la
quảng đại, trong có bánh xe lửa chín chia gọi là pháp luân thường chuyển, lại có ý nghĩa
là Cửu Thiên Khai Hóa. Trong lá cờ có ba màu: vàng, xanh, đỏ ấy là Tam Giáo qui
nguyên, Ngũ Chi phục nhứt, gọi là Bảo Sanh Kỳ (Lá cờ Bảo Sanh).
Quân Ðội Cao Ðài có trách nhiệm thiêng liêng, làm cho đời được an ninh trật tự,
đào tạo hạnh phúc cho nhơn sanh chung hưởng cốt yếu làm khuôn mẫu cho sự hòa bình,
làm gương cả lân bang ngoại quốc. Hiện thời các nước liệt cường dùng khí cụ tối tân, cho
đến bom nguyên tử, chỉ có tàn sát với nhau mà thôi, còn Quân Ðội Cao Ðài tức là một
"Ðạo Thiên Binh" được toàn thắng, chỉ lưỡi gươm kiếm hiệp khử tà tôn chánh, diệt giả
phò chơn, nương theo lá cờ bảo sanh mà thật hành nhơn nghĩa, thủ thắng về mặt đạo đức
tinh thần, chẳng làm gì trái với lương tâm. Tóm lại, Quân Ðội Cao Ðài tức là một Cơ
Quan Hòa Bình Thế Giái.
________________________________________________________________________
Lời Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp năm Bính Tuất- Ðinh Hợi ( 1946-1947) Q1 Trang 25 / 122
11. Lễ rước quả Càn Khôn.
Ðền Thánh, ngày 8 tháng Giêng năm Ðinh Hợi (dl. 29-01-1947).
Ngày nay đã dời quả Càn Khôn về Ðền Thánh, Ðức Chí Tôn đã ngự nơi Ngai của
Ngài, chúng ta nên mừng cho nhơn loại được ảnh hưởng nơi Ðền Thánh nầy mà tiến hóa
mãi lên.
Ðền Thánh kể từ đây không còn ai xem nó là vôi, cát, xi măng nữa, mà là một khối
đức tin của toàn con cái của Ðức Chí Tôn đã tượng nên hình vậy.
Nhờ những bàn tay khéo léo của mấy em, mấy con, thợ hồ, thợ mộc đã chịu đói
rách khổ cực hơn 10 năm trường mới dày công đào tạo nên. Từ đây một sắc dân nào có
đủ đức tin nơi Chí Tôn là Chúa Tể vạn loại thì dầu ở nơi phương trời nào, họ sẽ hướng về
Ðền Thánh mà cầu nguyện hàng ngày hàng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài.
Ðền Thánh làm xong, nền Ðạo đã vững vàng, chúng ta sẽ dẹp lần cái bạo tàn của
đời để dìu dắt nhơn loại đi vào con đường gầy dựng lại trật tự hòa bình cho cái năng lực
nhơn nghĩa, chúng ta sẽ đem hạnh phúc lại cho thiên hạ trong buổi chuyển thế nầy.
Chúng ta nên mừng vì nhơn loại sẽ nhờ khối đức tin của chúng ta mà hưởng ân huệ